Phân tích Prô mê tê và loài người - Văn mẫu 10 CTST — Không quảng cáo

Văn mẫu 10 Chân trời sáng tạo - Nghị luận xã hội, nghị luận văn học lớp 10 CTST Bài 1: Tạo lập thế giới thần thoại (Thần thoại) - Văn m


Phân tích Prô mê tê và loài người

Tại sao trên Trái Đất lại có sự xuất hiện của con người và muôn vật? Đây vốn là câu hỏi khiến bất kì ai trong chúng ta cũng thắc mắc và cần tìm lời giải đáp.

Mẫu 1

Lời giải chi tiết:

Tại sao trên Trái Đất lại có sự xuất hiện của con người và muôn vật? Đây vốn là câu hỏi khiến bất kì ai trong chúng ta cũng thắc mắc và cần tìm lời giải đáp. Để trả lời cho câu hỏi trên, truyện "Prô-mê-tê và loài người" trích trong "Thần thoại Hy Lạp" đã lí giải một cách sáng tạo về nguồn gốc thế giới loài vật và con người. Đặc biệt, truyền còn gây ấn tượng với người đọc bằng nội dung thú vị và nghệ thuật độc đáo.

Truyện "Prô-mê-tê và loài người" kể về việc hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê nặn ra các loài vật và loài vật, đồng thời ban cho chúng một thứ vũ khí riêng biệt. Câu chuyện đã thể hiện cách lí giải nguồn gốc hình thành con người cùng thế giới các loài vật của người Hy Lạp xưa.

Truyện thần thoại là thể loại có yếu tố không gian vũ trụ và thời gian cổ xưa, không được xác định. Trong "Prô-mê-tê và loài người", hai yếu tố ấy cũng được thể hiện rõ nét qua khung cảnh buồn tẻ của thế gian khi "chỉ mới có các vị thần". Chính vì lẽ đó, hai anh em Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê đã xin phép U-ra-nôx và Gai-a tạo cho thế gian một cuộc sống đông vui hơn. Nhận được sự ưng thuận, hai vị thần đã quyết định tạo ra con người và muôn vật. Người em Ê-pi-mê-tê vô cùng vui mừng và hào hứng nên đã tranh lấy việc làm ra mọi giống loài với những vũ khí riêng biệt, có loài thì "chạy nhanh như gió", có loài lại "có nọc độc gớm ghê" rồi có loài thì "có bộ lông dày", "con có sải cánh rộng", "con thì có đôi mắt xanh", "con có thân hình khổng lồ", "con thì xuống nước không chìm", "con thì trèo leo thoăn thoắt". Tuy nhiên, trong quá trình nhào nặn, thần Ê-pi-mê-tê cũng không thể tránh khỏi những sai lầm. Vì sự đãng trí của mình, thần đã quên bạn phát vũ khí tự vệ cho loài người. Để có thể sửa sai cho em trai của mình, thần Prô-mê-tê đã tái tạo để con người có dáng đứng thẳng, đi bằng hai chân và lấy lửa làm thứ vũ khí đặc biệt để ban cho loài người. Kể từ đây, cuộc sống của con người ngày càng trở nên tốt đẹp, văn minh hơn. Ngọn lửa của Prô-mê-tê chính là ngọn lửa của sự sống, mang đến cho con người ánh sáng thoát khỏi cảnh u tối của màn đêm:

"Và từ đó dẫu mong manh và bấy yếu Giống loài người đã có ngọn lửa của Prô-mê-tê Ngọn lửa thiêng dạy cho họ biết bao nghề".

Truyện "Prô-mê-tê và loài người" đã khắc họa nổi bật chủ đề của truyện thần thoại - lí giải nguồn gốc của con người và thế giới muôn vật, đồng thời là những ngợi ca của người Hy Lạp xưa đối với công lao to lớn của mỗi vị thần. Qua câu chuyện , ta thấy cách lí giải nguồn gốc con người của người Hy Lạp xưa xuất phát từ mong muốn có một cuộc sống phong phú, văn minh và tươi sáng hơn.

Để làm sáng tỏ chủ đề của truyện, chúng ta phải kể đến những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật. Truyện "Prô-mê-tê và loài người" có cốt truyện đơn giản, gần gũi, xoay quanh việc các vị thần tạo ra muôn vật và con người. Bên cạnh đó, việc khắc họa nhân vật là các vị thần quen thuộc cũng tạo nên sự hấp dẫn cho cốt truyện. Hai nhân vật là Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê những vị thần, nắm giữ sức mạnh phi thường mà con người không thể có. Tuy nhiên, hai vị thần lại có nét tính cách gần gũi với con người. Đó là thần Ê-pi-mê-tê "đần độn", đãng trí khi quên ban phát vũ khí cho con người. Đó còn là thần Prô-mê-tê có tầm nhìn xa trông rộng trong việc sửa chữa các sai lầm của người em.

Truyện "Prô-mê-tê và loài người" được lưu truyền qua nhiều thế hệ và được mọi người đón nhận nồng nhiệt. Thế giới tâm linh vẫn luôn là thế giới bí ẩn mà con người sử dụng để giải thích cho những sự vật, hiện tượng không thể lí giải trong cuộc sống hằng ngày. Truyện "Prô-mê-tê và loài người" đã giúp chúng ta thấy được trí tưởng tượng cùng sáng tạo của người Hy Lạp xưa. Qua đây, chúng ta cần trân trọng những giá trị tốt đẹp của các nền văn minh khác nhau trên thế giới.

Mẫu 2

Lời giải chi tiết:

Một câu hỏi được đặt ra trong suốt chiều dài lịch sử của con người là: Con người xuất hiện từ lúc nào? Ai là người đã tạo ra con người? Cho đến hiện tại, câu hỏi này vẫn chưa được giải đáp và khiến cho nhiều nhà khoa học “đau đầu”. Vậy nên, thiên truyện “Thần Thoại Hy Lạp” đã ra đời, giải thích về nguồn gốc của loài người. Chúng ta được biết đến gần gũi nhất chính là truyện truyền thuyết ngắn “Prô-mê-tê và loài người”. Câu chuyện đã khéo léo lý giải được nguồn gốc của con người, nội dung được xây dựng vô cùng độc đáo.

Prô-mê-tê và loài người có nội dung kể về hai vị thần hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê đã tạo ra loài người và động vật bằng cách nặn ra hình hài của chúng. Mỗi loài sẽ được hai người ưu ái, ban tặng những đặc điểm vượt trội, những vũ khí riêng biệt. Đó là thứ muôn loài có thể tồn tại và phát triển trong thời kỳ thế gian hỗn loạn. Đây chính là nguồn gốc hình thành loài người và động vật theo tín ngưỡng của người Hy Lạp cổ đại.

Hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê trong truyện chính là anh em. Ngày đó, trái đất được tạo thành, tuy nhiên vô cùng trống vắng, buồn tẻ. Yếu tố thuyền thuyết đã tạo nên một khoảng không rộng rãi, nơi mà các vị thần sinh sống. Nhưng cũng chỉ có thần là mang hơi thể của vật sống, vậy nên hai anh em đã xin phép đất mẹ - Gai ga để tạo nên những vật sống khác. Nhận được sự chấp thuận, hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê đã bắt tay ngay vào công việc. Quá trình tạo ra muôn loài được miêu tả rất đặc sắc. Họ ban cho mỗi loài một thứ vũ khí riêng biệt. Có loài lại "có nọc độc gớm ghê", có loài "có bộ lông dày", "con có sải cánh rộng", "con thì có đôi mắt xanh",... Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, người anh đã quên mất tạo ra vũ khí của “loài người”. Họ đã sửa chữa lỗi sai này bằng cách để con người có thể đứng thẳng và đi bằng hai chân. Đây cũng chính là hình thái đầu tiên của con người. Qua đoạn miêu tả này, ta cũng sẽ thấy được nhiều đặc điểm đặc trưng của cả con người và động vật. Chính nhờ khả năng đứng thẳng, con người được tôn vinh là kẻ cầm quyền, có thêm trí thông minh vượt trội so với các loài khác.

Hình ảnh ngọn lửa của Prô-mê-tê trong bài như hình ảnh của sự sống bắt đầu sinh sôi. Người xưa cũng quan niệm, lửa chính là thứ khởi nguồn của sự sống và sự tiến bộ. Ánh sáng từ ngọn mở lối để vạn vật thoát khỏi cảnh tăm tối bủa vây. Nó cũng làm cuộc sống con người tốt hơn, xây dựng một xã hội hiện đại.

"Và từ đó dẫu mong manh và bấy yếu

Giống loài người đã có ngọn lửa của Prô-mê-tê

Ngọn lửa thiêng dạy cho họ biết bao nghề".

Truyện Prô-mê-tê và loài người đã sử dụng nhiều hình ảnh tuy “thần thoại hóa” nhưng lại vô cùng chân thực. Qua việc hiểu được nguồn gốc của loài người, những vị thần xa xưa còn được người Hy Lạp tôn sùng. Công lao to lướn và khả năng vượt trội ấy chính là cách lý giải sát thực tế của những người mang danh làm nên xã hội. Lời kể và cả cốt truyện giản dị, không có nhiều yếu tố siêu thực. Cũng chính vì vậy, hình ảnh những vị thần trở nên chân thực vô cùng. Bên cạnh đó, ngoài miêu tả sức mạnh vượt trội của hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê, tác giả cũng khiến họ trở nên gần gũi hơn bằng việc cho họ những khuyết điểm nhỏ. Đó chính là chi tiết thần Ê-pi-mê-tê quên không ban vũ khí cho con người. Nhờ đó, thiên truyện tưởng chừng kỳ ảo lại trở nên thân quen.

Truyện "Prô-mê-tê và loài người" đã giúp người đọc có cái nhìn về một nguồn gốc hình thành loài người do người Hy Lạp xây dựng. Những câu chữ vô tình xây dựng một đế chế các vị thần quyền năng từng tồn tại trên Trái đất khiên nhiều người thích thú. Cuối cùng, không thể phủ định được giá trị văn học của các nước khác trên thế giới cũng vô cùng phong phú.


Cùng chủ đề:

Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật - Văn mẫu 10 CTST
Phân tích Dưới bóng hoàng lan - Văn mẫu 10 CTST
Phân tích Dục Thúy Sơn - Văn mẫu 10 CTST
Phân tích Hịch tướng sĩ - Văn mẫu 10 CTST
Phân tích Lời má năm xưa - Văn mẫu 10 CTST
Phân tích Prô mê tê và loài người - Văn mẫu 10 CTST
Phân tích Thư lại dụ Vương Thông - Văn mẫu 10 CTST
Phân tích bài Thơ duyên - Văn mẫu 10 CTST
Phân tích bài thơ Nắng mới - Văn mẫu 10 CTST
Phân tích bài thơ Tây Tiến - Văn mẫu 10 CTST
Phân tích bài thơ Xuân về - Văn mẫu 10 CTST