Phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng trong đoạn trích “Dưới trăng. . . " — Không quảng cáo

Văn mẫu 11 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 11 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Rô - Mê - Ô và G


Phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng trong đoạn trích “Dưới trăng..."

Thiên nhiên ở đây trở thành bạn của con người. Đây là một quan niệm khác với quan niệm trước đây của thời Trung cổ,...

Đề bài

Phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng trong đoạn trích “Dưới trăng..."

Lời giải chi tiết

NHỮNG Ý CHÍNH

Thiên nhiên hòa hợp:

Thiên nhiên ở đây trở thành bạn của con người. Đây là một quan niệm khác với quan niệm trước đây của thời Trung cổ, thiên nhiên bị coi là nơi ẩn náu của tội lỗi, của cái ác.

Thiên nhiên ở đây tạo ra bối cảnh thơ mộng cho cuộc tình của đôi trai tài gái sắc. Ở đó cái tài, cái sắc cùng nổi bật lên một cách trọn vẹn. Thiên nhiên ở đây tự nó cũng có vẻ đẹp riêng (Vầng trăng giát bạc treo trên những ngọn cây...), Vẻ đẹp của thiên nhiên làm tôn thêm vẻ đẹp của con người, trở thành đối tượng để so sánh với vẻ đẹp của con người. Thiên nhiên cùng toát lên vẻ đẹp trong tráng hoàn mĩ của nó.

Thiên nhiên thanh bình:

Thiên nhiên tạo ra bức bình phong che chở cho cặp tình nhân, tạo cho họ cảm giác yên bình. Thiên nhiên hiện ra ở đây không dữ dội, khômg đe dọa. Đêm tối trở thành môi trường của tình yêu. Đêm tối ngăn không cho những cặp mắt rình mò, soi mói, bắt cái hận thù phải chìm trong giấc ngủ nặng nề, bắt mọi vật phải im tiếng để cho tình yêu lên tiếng, cho tình yêu có cơ hội giãi bày.

Đây là kiểu thiên nhiên hòa cảm thường gặp trong văn thơ theo hình thức "tức cảnh sinh tình” mà một trường hợp rất tiêu biểu là “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Sự hòa cảm này có tác dụng nhân lên sức mạnh của tình yêu, thúc đẩy sự phát triển của tình yêu.

Sự hòa quyện giữa tình và cảnh

Đây là một vẻ đẹp riêng của mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét thể hiện qua trong tình có cảnh, trong cảnh có tình. Tình và cảnh hòa quyện với nhau không tách rời nhau và càng không thể chia lìa tách giữa tình và cảnh. Tình ấy phải ở trong cảnh ấy và cảnh ấy chỉ nảy sinh tình. Đây là sự hòa hợp giữa con người và đất trời, một sự gắn kết rất đặc trưng và gần gũi với quan niệm Thiên - Địa - Nhân của phương Đông.


Cùng chủ đề:

Phân tích truyện ngắn Đời Thừa của Nam Cao
Phân tích và nêu cảm nghĩ về truyện Người trong bao của Sê - Khốp
Phân tích về văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Phân tích vẻ đẹp của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Phân tích vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống trong đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi. . . Một cặp môi gần (Vội vàng - Xuân Diệu)
Phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng trong đoạn trích “Dưới trăng. . . "
Phân tích vẻ đẹp tính cách và tâm hồn nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
Phân tích xung đột kịch ở đoạn trích Dưới trăng. . . " của sếch - Xpia
Phân tích ý nghĩa của những tương phản trong đoạn tả cảnh Huấn Cao cho chữ ở nhà giam trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Phân tích đề tài người nông dân và Chí Phèo
Phân tích đoạn thơ sau trong Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát (từ câu: Không học được tiên ông phép ngủ. . . Đến hết bài)