Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man (Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ)
Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man (Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Tác giả
A. Tác giả Lưu Quang Thuận
1. Tiểu sử
- Lưu Quang Thuận (1921 – 1981), quê tại Đà Nẵng, là nhà soạn kịch, nhà thơ Việt Nam.
2. Sự nghiệp
- Ông có đóng góp cho sân khấu kịch Việt Nam (kịch thơ, kịch nói, chèo) qua hai thời kì: trước năm 1945 và sau năm 1945.
- Tác phẩm tiêu biểu: Lê Lai đổi áo (kịch thơ, 1943); Kiều Công Tiễn (kịch thơ, 1945); Mối tình Điện Biên (chèo, 1959); Cành đào ra trận (chèo, 1968); Nàng Si-ta (viết chung với con trai ông – Lưu Quang Vũ, 1978)…
B. Tác giả Lưu Quang Vũ
1. Tiểu sử
- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), ông sinh ra ở Phú Thọ, là con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.
- Năm 1954, gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội.
- Năm 1965 đến 1970, ông nhập ngũ và gia nhập Quân chủng phòng không – không quân.
- Năm 1970 – 1978, ông xuất ngũ là làm nhiều nghề để kiếm sống: làm ở Xưởng Cao su Đường sắt do Tạ Đình Đề làm Giám đốc, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp phích,...
- Năm 1978 – 1988, ông làm biên tập viên “Tạp chí sân khấu”.
- Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
Ông để lại di sản văn học đồ sộ gồm kịch, thơ và tiểu luận, với các tác phẩm như Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Hương cây, Tôi và chúng ta, Sống mãi tuổi 17, Nàng Xita, Ngọc Hân công chúa,...
→ Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng.
Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông
b. Phong cách nghệ thuật
Kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện nhiều cách tân độc đáo; quan tâm thể hiện xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát vọng hoàn thiện nhân cách con người.
3. Vị trí và tầm ảnh hưởng
Lưu Quang Vũ là hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, và cũng là nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu năm 2000.
Sơ đồ tư duy về hai tác giả Lưu Quang Thuận và Lưu Quang Vũ:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Đoạn trích trong SGK thuộc Cảnh VII và Cảnh VIII của kịch bản văn học Nàng Si-ta . - Vài nét về tác phẩm Nàng Si-ta (Sita): Nàng Si-ta (Sita) là kịch bản văn học gồm có 10 cảnh, kể câu chuyện về cuộc đời nàng Si-ta. Hoàng cung có biến, Pơ-liêm, hoàng tử sắp kế vị ngôi vua và người yêu của chàng là nàng Si-ta xinh đẹp, tốt bụng, nết na buộc phải trốn vào rừng lánh nạn. Quỷ Riếp, vì mê đắm Si-ta nên bắt nàng giam vào hang quỷ, ép phải lấy hắn, nhưng Si-ta đã kháng cự đến cùng. Với sự trợ giúp của Ha-nu-man2 và đội quân khỉ, Pơ-liêm cứu được Si-ta. Kinh thành yên ổn, Pơ-liêm và Si-ta trở lại hoàng cung, chàng lên ngôi hoàng đế. Nhưng Pơ-liêm tin lời dèm pha của quỷ Riếp, cho rằng Si-ta đã phản bội mình, phế ngôi hoàng hậu và ghẻ lạnh với nàng. Riếp biến thành nàng Su-pa-kha (Supakha), nhập vào hoàng cung, chiếm ngôi hoàng hậu, sai Ha-nu-man giết nàng Si-ta vì tội phản bội. Trong lúc nguy cấp, một thị nữ đã tình nguyện chết thay để cứu Si-ta. Bí mật được giữ kín. Si-ta sống ẩn náu trong rừng, sinh bé Si-la (Sila), con của Pơ-liêm. Tại kinh thành bấy giờ, Pơ-liêm sống trong tâm trạng dằn vặt, buồn phiền, cô độc, không nguôi thương nhớ Si-ta. Ha-nu-man vạch trần bộ mặt quỷ và âm mưu của Riếp, giúp Pơ-liêm tỉnh ngộ, trừ bỏ sự ghen tuông, ngờ vực. Sau đó, Ha-nu-man bày kế để nhà vua gặp Si-la, con trai chàng và hoàng hậu Si-ta. Nhưng bấy giờ, Si-ta và Pơ-liêm đã thuộc về hai không gian khác nhau. Ha-nu-man phải làm trung gian, truyền đạt lời của Si-ta nói với Pơ-liêm và lời của Pơ-liêm nói với Si-ta. Nàng Si-ta đã nói với Pơ-liêm rằng dù vẫn yêu chàng nhưng vì một lời nguyền cay nghiệt, hai người không thể chung sống bên nhau được nữa. Tuy không có hoàng hậu Si-ta bên cạnh nhưng Pơ-liêm đã có con trai Si-la, ông trở thành vị hoàng để anh minh, tiếp tục tri vì vương quốc.
b. Tóm tắt
Đoạn trích Pơ-liêm, Quỷ Riếp và Ha-nu-man nằm ở phần cuối của truyện, xoay quanh những diễn biến tâm lý của những nhân vật chính sau khi tấm màn bí mật đã được hé mở.
c. Thể loại: kịch
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
- Ca ngợi tình yêu chung thủy, chiến thắng của cái thiện trước cái ác
- Phản ánh đấu tranh giữa thiện và ác trong xã hội
b. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, có tính biểu cảm cao.
- Cốt truyện ly kỳ, hấp dẫn, mang tính giáo dục cao.
- Nhân vật được xây dựng điển hình, mang tính biểu tượng.
Sơ đồ tư duy văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man: