Qua bài thơ Chân quê, nêu quan điểm của em về việc giữ gìn nét văn hóa truyền thống
Trong thời đại hiện đại hoá việc giữ gìn bản sắc văn hoá thể hiện giá trị tình cảm, lí trí, sức mạnh của dân tộc. Mỗi đất nước trên thế giới đều có một văn hoá truyền thống đặc sắc riêng làm thế giới trở nên phong phú, muôn màu muôn vẻ.
Mẫu 1
Trong thời đại hiện đại hoá việc giữ gìn bản sắc văn hoá thể hiện giá trị tình cảm, lí trí, sức mạnh của dân tộc. Mỗi đất nước trên thế giới đều có một văn hoá truyền thống đặc sắc riêng làm thế giới trở nên phong phú, muôn màu muôn vẻ. Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc đòi hỏi mọi người cần có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của quê hương. Bản sắc văn hoá giúp chúng ta bảo tồn phong tục,tín ngưỡng và lễ nghi truyền thống của dân tộc. Khi mỗi người giữ gìn bản sắc dân tộc, chúng ta đang tự tạo nên sợi dây liên kết giữa cá thể và cộng đồng. Tinh thần đoàn kết cùng nhau giữ vững chủ quyền đất nước. Sâu xa hơn, việc giữ gìn bản sắc dân tộc là sự khẳng định của lòng yêu nước nơi mỗi cá nhân,là niềm tự hào về một dân tộc đa sắc giữ vững từ trước đến nay. Ngày nay, khi giới trẻ được tiếp cận với nền văn minh hiện đại và tiên tiến hơn khiến việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết. Hậu quả của việc đó là truyền thống dần bị mai một đi. Để khắc phục tình trạng ấy, trước hết chúng ta phải tìm hiểu bản sắc vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy nó. Bên cạnh đó nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền . Bản thân chúng ta cần tích cực trau dồi hiểu biết của mình về giá trị tốt đẹp của nước nhà.Mỗi một hành động nhỏ sẽ mang lại ý nghĩa to lớn cho đất nước . Vì vậy chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào giữ gìn truyền thống khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Mẫu 2
Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.