Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen,. . . Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa — Không quảng cáo

Văn mẫu 9 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý, thuyết minh, tự sự và nghị luận lớp 9 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Bếp lửa


Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen, ... Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa

Viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hi sinh cao cả, bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt là một trong những bài thơ lắng sâu trong tâm hồn tuổi thơ mỗi chúng ta

Viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hi sinh cao cả, bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt là một trong những bài thơ lắng sâu trong tâm hồn tuổi thơ mỗi chúng ta. Hình ảnh người bà đôn hậu cùng với hình tượng ngọn lửa là hai nét vẽ biểu cảm của một hồn thơ đẹp được thể hiện một cách hàm súc qua đoạn thơ sau: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen ... Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

2. Từ "bếp lửa" đã biến thành "ngọn lửa". "Bếp lửa bà nhen" mỗi sớm mỗi chiều, ngọn lửa "lòng bà luôn ủ sẵn", ngọn lửa của "niềm tin" về ấm no, hạnh phúc: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng... Vần thơ mang hàm nghĩa sâu sắc ngợi ca những phẩm chất cao cả của người bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam. Ngọn lửa của tình thương mà bà "luôn ủ sẵn" để dành cho con cháu. Ngọn lửa của niềm tin mãnh liệt, bền bỉ "dai dẳng" suốt cả đời bà, được "bà nhen" mãi mãi sáng bừng bất diệt. Lòng bà, tình thương của bà sáng bừng ngọn lửa ấy. Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ: "rồi sớm rồi chiều", "bà nhen... bà ủ sẵn", "một ngọn lửa... một ngọn lửa..." có giá trị thẩm mĩ đặc sắc thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn đối với đức hi sinh, tần tảo bền bỉ của người bà kính yêu. Tình thương, đức hi sinh, tính kiên trì nhẫn nại của hà, của mẹ là nguồn nhiên liệu vô tận làm bừng sáng ngọn lửa vĩnh cửu truyền cảm ấy. 3. Bảy câu thơ tiếp theo nói lên những suy nghĩ của cháu đối với hà và việc hù nhóm lửa. Phần đầu bài thơ có câu: "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa", ở đây, cháu lại thổ lộ: "lận đận đời bà biết mấy nắng mưa". "Lận đận... nắng mưa" là một đời vất vả, tần tảo, khó nhọc. Cảnh nghèo nên bà suốt đời vất vả. Chữ "lận đận" thể hiện tấm lòng đôn hậu và đức hi sinh của bà. Bà là chỗ dựa, là mái ấm tình thương của con cháu. Thức khuya dậy sớm vì hạnh phúc của cháu con đã trở thành "thói quen" của bà trong "mấy chục năm", trong cả đời bà: Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm. Cảm xúc dâng trào khi nhà thơ nghĩ về bà, về bếp lửa, và việc bà nhóm lửa. Một sự tổng kết và ngợi ca về đời bà, tình bà. Bà là suối nguồn của ấm no và hạnh phúc, là tình thương của tuổi thơ. Bếp lửa mà bà nhen nhóm một đời người là ngọn lửa "kì lạ và thiêng liêng". Điệp ngữ: "nhóm bếp lửa", "nhóm niềm yêu thương", "nhóm nồi xôi gạo mới", "nhóm dậy cả những tâm tình"... bốn lần vang lên qua vần thơ cảm thán đã khắc sâu hình ảnh người bà, tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam, biểu lộ niềm tôn kính và biết ơn vô hạn. Ý tưởng sâu sắc đẹp đẽ. Ngôn từ biểu cảm. Hình tượng người bà và bếp lửa kì vĩ, tráng lệ: Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa! Các từ ngữ "ấp iu nồng đượm", "yêu thương", "ngọt bùi", "chung vui" thể hiện sự tinh luyện của một ngòi bút nghệ thuật, đã diễn tả thật hay tình thương, niềm vui, sự no ấm hạnh phúc mà bà đã mang lại cho con cháu. Bà đã "nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ", nuôi dưỡng và làm bừng sáng những ước mơ, những khát vọng của đàn cháu nhỏ. Bếp lửa bà đã nhóm lên ngọn lửa của tình thương ấm áp. Nhà thơ sung sướng tự hào thốt lên: "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! Đã có nhiều thơ ca viết thật hay về người mẹ hiền. Nhưng chưa có nhiều bài thơ viết về bà, và đạt tới độ đặc sắc như bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Hình ảnh người bà đôn hậu được thể hiện qua hình tượng "bếp lửa", "nhóm lửa" và "ngọn lửa" rất gần gũi với tâm hồn mỗi chúng ta. Bà thương cháu bao nhiêu thì cháu lại kính yêu và biết ơn bà bấy nhiêu. Bài thơ Bếp lửa đã nói lên thật xúc động, trong sáng một nét đẹp trong gia đình Việt Nam, trong đạo lí dân tộc, và trong tâm hồn mỗi chúng ta. Câu thơ: "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa" đã trở thành câu thơ trong trí nhớ nhiều người gần xa...


Cùng chủ đề:

Qua lời nói của Bác Hồ, nêu suy nghĩ về việc giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt hiện nay
Qua văn bản Lặng lẽ Sa Pa của nguyễn Thành Long hãy viết đoạn văn với chủ đề: Người lao động cống hiến thầm lặng
Qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà, em hãy viết đoạn văn cho biết tại sao Hồ Chí Minh có được một vốn văn hoá nhân loại sâu rộng và phong phú?
Quan niệm của anh, chị về lối sống giản dị của một con người
Quang cảnh hội xuân trong đoạn thơ Cảnh ngày xuân - Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen,. . . Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa
Rừng tràm Gáo Giồng (Đồng Tháp)
Số phận và tính cách Lão Hạc
Suy nghĩ của anh (chị) khi nhìn những em bé không nơi nương tựa
Suy nghĩ của anh chị về câu chuyện Hoa hồng tặng mẹ
Suy nghĩ của anh chị về câu chuyện nguồn gốc viên sỏi, từ đó thấy được ý trí vươn lên trong khó khăn hoàn thiện bản thân của viên sỏi