Số học sinh của ba lớp \(7A,{\rm{ }}7B,{\rm{ }}7C\) tương ứng tỉ lệ với \(21;{\rm{ }}20;{\rm{ }}22.\) Tính số học sinh của mỗi lớp biết rằng lớp \(7C\) có nhiều hơn lớp \(7A\) là 2 học sinh.
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
Gọi số học sinh của ba lớp \(7A,{\rm{ }}7B,{\rm{ }}7C\) lần lượt là \(x,y,z\) (\(x,{\rm{ }}y,{\rm{ }}z \in \mathbb{R}*)\)
Vì lớp \(7C\) có nhiều hơn lớp \(7A\)là \(2\) học sinh nên ta có \(z - x = 2.\)
Số học sinh của ba lớp \(7A,{\rm{ }}7B,{\rm{ }}7C\) tương ứng tỉ lệ với \(21;{\rm{ }}20;{\rm{ }}22\) nên \(\frac{x}{{21}} = \frac{y}{{20}} = \frac{z}{{22}}.\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có \(\frac{x}{{21}} = \frac{y}{{20}} = \frac{z}{{22}} = \frac{{z - x}}{{22 - 21}} = \frac{2}{1} = 2.\)
Với \(\frac{x}{{21}} = 2 \Rightarrow x = 2.21 = 42\);
\(\frac{y}{{20}} = 2 \Rightarrow y = 2.20 = 40\);
\(\frac{z}{{22}} = 2 \Rightarrow z = 2.22 = 44\).
Vậy số học sinh của ba lớp \(7A,{\rm{ }}7B,{\rm{ }}7C\) lần lượt là \(42;40\) và \(44\) (học sinh).