Soạn bài Bố cục trong văn bản siêu ngắn — Không quảng cáo

Soạn văn 7 siêu ngắn, Ngữ văn 7 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Bài 2


Soạn bài Bố cục trong văn bản siêu ngắn

Soạn bài Bố cục trong văn bản siêu ngắn nhất trang 28 SGK ngữ văn 7 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Phần I

BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN

1. Bố cục của văn bản

a) Khi viết lá đơn xin gia nhập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, nội dung trong đơn cần phải viết theo trật tự, không thể tùy thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được.

b) Khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục vì: bố cục rành mạch, hợp lí thì người đọc sẽ dễ theo dõi và người viết cũng dễ dàng sắp đặt các nội dung, ý tứ hơn.

2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản

a) Hai câu chuyện chưa có bố cục.

b) Cách kể chuyện bất hợp lí ở chỗ:

- Truyện (1): đang kể việc ếch đã lên bờ, lại kể sang chuyện ếch sống trong giếng, rồi lại kể chuyện ếch ra ngoài giếng,...

- Truyện (2): Trả lời trước là không thấy con lợn cưới rồi, thế mà đằng sau mới đưa ra câu hỏi: “ Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? ”.

c) Nên sắp xếp bố cục truyện như sau:

- Truyện (1):

+ Con ếch sống trong một cái giếng

+ Thấy bầu trời chỉ bé bằng cái vung, nghĩ mình là chúa tể

+ Khi ếch ra khỏi giếng thì đi lại huênh hoang, hiên ngang, kêu ồm ộp.

+ Bị con trâu giẫm bẹp.

- Truyện (2):

+ Nói về tính hay khoe của hai anh

+ Một anh mặc áo mới đứng từ sáng không có người hỏi

+ Có một anh đi qua: “Anh có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”

+ Anh kia mới khoe áo và trả lời là: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả”.

3. Các phần bố cục

a) Nhiệm vụ của 3 phần:

Văn bản tự sự

Văn bản miêu tả

- Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.

- Mở bài: tả khái quát

- Thân bài: diễn biến và phát triển của sự việc, câu chuyện.

- Thân bài: tả chi tiết

- Kết bài: kết thúc của câu chuyện.

- Kết bài: tóm tắt về đối tượng và phát biểu cảm nghĩ.

b) Cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần vì như thế bài văn sẽ rành mạch, rõ ràng, tránh lộn xộn.

c) Nói như vậy là không đúng. Vì mỗi phần có nhiệm vụ riêng, các phần có liên quan chặt chẽ, nhưng cũng độc lập, không giống nhau.

d) Không đồng ý với ý kiến đó bởi phần mở bài và kết bài là những phần hết sức quan trọng để người đọc có thể nắm rõ được sơ qua vấn đề của người viết.

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Ví dụ thực tế: Câu chuyện "Ếch ngồi đáy giếng" "Lợn cưới, áo mới " được dẫn ra trong bài ở phần 2 là ví dụ về việc sắp xếp ý không hợp lí, hiệu quả của văn bản bị giảm sút.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Bố cục của truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê ”:

- Đoạn 1 (Từ đầu…đến “ hiếu thảo như vậy ”): Cảnh hai anh em chia đồ chơi.

- Đoạn 2 (Tiếp theo…đến “ trùm lên cảnh vật ”): Thủy chia tay lớp học.

- Đoạn 3 (Còn lại): Hai anh em chia tay nhau.

⟹ Bố cục ấy đã rành mạch và hợp lí. Có thể kể câu chuyện ấy theo trình tự thời gian (quá khứ đến hiện tại…)

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Bố cục trên chưa hợp lí Vì các phần (1), (2), (3) ở thân bài chỉ mới kể lại việc học tốt chưa nói kinh nghiệm tốt. Bổ sung như sau:

- Mở bài: thêm phần giới thiệu họ tên, đề tài báo cáo sau lời chào.

- Thân bài: không nên cho mục (4).

- Kết bài: khái quát lại những kinh nghiệm học tập đã trình bày.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - Trích) siêu ngắn
Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) siêu ngắn
Soạn bài Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương siêu ngắn
Soạn bài Bạn đến chơi nhà siêu ngắn
Soạn bài Bố cục trong văn bản siêu ngắn
Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận siêu ngắn
Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) siêu ngắn
Soạn bài Ca Huế trên sông Hương siêu ngắn
Soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình siêu ngắn
Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm siêu ngắn