Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) siêu ngắn
Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh siêu ngắn nhất trang 123 SGK ngữ văn 7 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Xem thêm:
- Tình yêu quê hương trong hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương?
- Trình bày cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh của Lý Bạch .
- Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) - Ngắn gọn nhất
- Cảm nhận khi đọc bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch.
- Tình yêu quê hương, đất nước trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch.
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 124, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Trong bài thơ này, hai câu đầu thiên về tả cảnh, hai câu sau thiên về tả tình.
+ Ở hai câu thơ đầu, dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên trạng thái và tình cảm của con người.
+ Hai câu thơ sau chỉ có ba chữ trực tiếp tả tình “ tư cố hương ” còn lại đều tả cảnh, tả người.
=> Như vậy tình và cảnh gắn bó: tả cảnh có ngụ tình, tả tình hàm chứa tả cảnh.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 124, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
a) Tác giả sử dụng phép đối ở hai câu cuối:
“ Ngẩng đầu / nhìn / trăng sáng
Cúi đầu / nhớ / cố hương ”.
Hai câu đối rất chuẩn về mặt từ loại:
+ động từ / động từ ( cử đầu – đê đầu), (vọng – tư )
+ tính từ / tính từ ( minh – cố )
+ danh từ / danh từ ( nguyệt – hương )
b) Phép đối có tác dụng làm cho người đọc thấy được rõ hơn nỗi nhớ quê hương, ánh trăng thấm đẫm buồn của nhà thơ.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 124, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Bốn động từ “ nghi, cử, đê, tư ” có tác dụng liên kết, làm cho mạch cảm xúc thống nhất, liền mạch, diễn tả hành động, tâm trạng của nhân vật trữ tình - nhà thơ.
Luyện tập
Có người dịch Tĩnh dạ tứ thành hai câu:
Đêm thu trăng sáng như sương
Lý Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà
Dựa vào điều đã phân tích ở trên, em hãy nhận xét về hai câu thơ dịch ấy. Nếu có thể, thử dịch thành bốn câu theo nguyên thể hoặc theo thể thơ lục bát.
Lời giải chi tiết:
- Nhận xét: Hai câu thơ tương đối đủ ý, tình cảm của bài thơ.
- Khác:
+ Lí Bạch không dùng phép so sánh mà “sương” chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của bài thơ.
+ Bài thơ gốc ẩn chủ ngữ chứ không nói rõ là Lí Bạch.
+ Bản dịch trên có 3 động từ
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh đêm thanh tĩnh.
- Phần 2 (hai câu tiếp): Cảm nghĩ của tác giả.
ND chính
|