Soạn bài Câu cầu khiến siêu ngắn
Soạn bài Câu cầu khiến siêu ngắn nhất trang 30 SGK ngữ văn 8 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Phần I
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG
Trả lời câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Các câu cầu khiến trong những đoạn trích trên và tác dụng:
a) Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.
=> Khuyên bảo, yêu cầu
b) Đi thôi con
= > Yêu cầu
- Đặc điểm hình thức: có chứa các từ mang nghĩa yêu cầu, sai khiến: đừng, đi, thôi .
Trả lời câu 2 (trang 31 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Khi đọc câu “ Mở cửa! ” trong (b), ta cần đọc với giọng nhấn mạnh hơn vì đây là một câu cầu khiến (khác với câu “ Mở cửa! ” trong (a) – câu trần thuật, đọc với giọng đều hơn).
- Trong (a), câu “ Mở cửa! ” dùng để trả lời cho câu hỏi trước đó. Trái lại, trong (b), câu “ Mở cửa! ” dùng để yêu cầu, sai khiến.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1 => 2
Trả lời câu 1 (trang 31 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Các câu trên là câu cầu khiến vì có chứa các từ mang ý nghĩa cầu khiến: hãy, đi, đừng .
- Chủ ngữ trong các câu trên đều chỉ người tiếp nhận câu nói hoặc chỉ một nhóm người có mặt trong đối thoại. Cụ thể:
+ Trong (a): chủ ngữ vắng mặt (ở đây ngầm hiểu là Lang Liêu , căn cứ vào những câu trước đó).
+ Trong (b): Chủ ngữ là Ông giáo .
+ Trong (c): Chủ ngữ là chúng ta .
- Có thể thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ của các câu trên, về cơ bản nghĩa của các câu ít nhiều đều có sự thay đổi. Ví dụ:
+ Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương . (nghĩa của câu tuy không thay đổi nhưng đối tượng tiếp nhận câu nói được xác định rõ hơn, lời yêu cầu cũng nhẹ nhàng và tình cảm hơn).
+ Hút trước đi . (nghĩa của câu thay đổi và lời nói kém lịch sự hơn).
+ Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không? (nghĩa của câu có sự thay đổi, ở đây, người nói đã được loại ra khỏi những đối tượng tiếp nhận lời đề nghị).
Trả lời câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Các câu cầu khiến:
a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi
b) Các em đừng khóc
c) Đưa tay cho tôi mau!, Cầm lấy tay tôi này!
- Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện giữa những câu cầu khiến trên:
a) Vắng chủ ngữ, từ ngữ cầu khiến kèm theo là từ đi .
b) Chủ ngữ là Các em (ngôi thứ hai, số nhiều), từ ngữ cầu khiến là từ đừng .
c) Khuyết chủ ngữ, ngữ điệu cầu khiến khẩn trương, gấp gáp.
Câu 3 => 4
Trả lời câu 3 (trang 32 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a) Vắng chủ ngữ
b) Chủ ngữ “thầy em” làm cho ý nghĩa cầu khiến nhẹ nhàng hơn, tình cảm của người nói cũng được thể hiện rõ hơn.
Trả lời câu 4 (trang 32 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Dế Choắt nói với Dế Mèn: Việc muốn đào thông sang hang nhà Dế Mèn với mục đích làm thế phòng thủ cho căn nhà Dế Choắt đang ở.
- Dế Choắt rất khiêm nhường, Dế Choắt tự coi mình có vai giao tiếp thấp hơn Dế Mèn. Hai câu trên là hai câu ra lệnh, không phù hợp với tính cách và hoàn cảnh của nhân vật này.
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 33 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Không thể sử dụng câu "Đi thôi con!" để thay thế cho câu "Đi đi con!" bởi vì:
+ Câu cầu khiến "Đi thôi con!" như lời giục giã, lúc này cả người nói và người nghe sẽ cùng thực hiện hành động rời đi.
+ Trong khi câu cầu khiến "Đi đi con!" như một sự động viên, khích lệ đứa con hãy can đảm bước đi một mình.