Soạn bài Câu trần thuật siêu ngắn
Soạn bài Câu trần thuật siêu ngắn nhất trang 45 SGK ngữ văn 8 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Phần I
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG
Trả lời câu hỏi (trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Chỉ có câu: Ôi Tào Khê! là mang đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Các câu còn lại trong các đoạn trích này đều thuộc kiểu câu trần thuật.
- Những câu này dùng để:
a) Tinh thần yêu nước của dân tộc ta
b) Kể và thông báo
c) Miêu tả hình thức của một người đàn ông
d) Bộc lộ cảm xúc
- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được dùng nhiều nhất. Kiểu câu này có nhiều chức năng khác nhau (bao gồm cả chức năng chính của những kiểu câu còn lại) và không có dấu hiệu hình thức như các kiểu câu khác.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1 => 2
Trả lời câu 1 (trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a)
- Dế Choắt tắt thở.
=> Câu trần thuật kể lại chuyện Dế Choắt chết
- Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
=> Câu trần thuật bộc lộ niềm thương xót, hối hận của Dế Mèn trước tội lỗi gây ra với Dế Choắt.
b)
- Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên:
=> Câu trần thuật thuật lại sự việc Mã Lương có cây bút thần.
- Cây bút đẹp quá
=> Bộc lộ cảm xúc vui sướng trước cây bút đẹp.
- Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!
=> Câu trần thuật bộc lộ cảm xúc biết ơn người đã được tặng bút thần.
Trả lời câu 2 (trang 47 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?"
=> Câu nghi vấn: có từ để hỏi "làm thế nào" kết hợp với dấu hỏi chấm.
- Câu trần thuật: "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ."
=> Câu trần thuật với dấu chấm kết thúc câu.
=> Cả hai câu đều nhằm mục đích bộc lộ sự xúc động, hân hoan trước cảnh đẹp của đêm trăng đẹp.
Câu 3 => 4
Trả lời câu 3 (trang 47 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Xác định kiểu câu:
a) Câu cầu khiến.
b) Câu nghi vấn.
c) Câu trần thuật.
- Các câu trên đều được dùng với mục đích cầu khiến, chỉ khác nhau về sắc thái (hai câu sau có ý cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu đầu).
Trả lời câu 4 (trang 47 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a) Câu trần thuật
=> Mục đích: cầu khiến, Lí Thông nhờ Thạch Sanh đi canh miếu thờ thay mình
b) Câu trần thuật
=> Mục đích: câu thứ nhất dùng để kể, câu thứ hai cầu khiến, mong muốn anh trai đi nhận giải cùng.
Câu 5 => 6
Trả lời câu 5 (trang 47 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Con hứa sẽ đi ngủ sớm.
- Con xin lỗi vì đã không nghe lời mẹ.
- Chúc mừng em đã đạt kết quả tốt trong kì thi vừa qua
- Tôi cam đoan những lời khai này là đúng sự thật.
Trả lời câu 6 (trang 47 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Anh: Cậu đọc cuốn sách “Mắt biếc” của Nguyễn Nhật Ánh chưa Sơn?
Sơn: Mẹ tớ mua tặng tớ đó, nhưng tớ chưa đọc xong.
Anh: Ôi, thật tuyệt vời! Đọc xong cho tớ mượn được không?
Sơn: Ừm, đọc xong tới cho cậu mượn nhé.