Soạn bài Cây bút thần (ngắn gọn) - Mã Lương — Không quảng cáo

Bài 8


Soạn bài Cây bút thần (ngắn gọn) - Mã Lương

Soạn Văn lớp 6 ngắn nhất tập 1 bài Cây bút thần - Mã Lương. Câu 1: Mã Lương thuộc kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích?

Câu 1

Trả lời câu 1* (trang 85 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Mã Lương thuộc kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết.

- Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ - kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích.

- Một số nhân vật tương tự: “Ba chàng thiện nghệ” (chàng bắn giỏi, chàng lặn giỏi, chàng chữa bệnh giỏi), “Thạch Sanh” (Thạch Sanh)…

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 85 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Những điều gì giúp cho Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Những điều ấy có quan hệ với nhau ra sao?

* Những điều giúp Mã Lương vẽ giỏi:

- Em là một đứa bé thông minh, chăm chỉ luyện tập vẽ mỗi ngày.

- Mã Lương được thần cho cây bút thần bằng vàng để vẽ được vật như thật.

* Những điều đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thần cho Mã Lương cây bút thần chứ không cho vật gì khác và cũng chỉ có Mã Lương mới được thần cho cây bút thần đó không phải là ai khác.

Câu 3 => 4

Trả lời câu 3 (trang 85 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

* Mã Lương vẽ cho người nghèo khổ:

- Mã Lương vẽ cho tất cả những nhà nghèo trong làng. Mã Lương vẽ: cuốc, cày, đèn, thùng nước…

* Mã Lương vẽ cho những kẻ tham lam (tên địa chủ và vua):

- Mã Lương vẽ mũi tên lao đúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất.

- Vua bắt em vẽ rồng, phượng thì em vẽ con cóc ghẻ và con gà trụi lông xấu xí, bẩn thỉu.

- Em vẽ một chiếc thuyền buồm lớn, gió mạnh, sóng nổi dữ dội , sóng biển xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác nhấn chìm nhà vua.

* Đánh giá ngòi bút của Mã Lương:

- Mã Lương khi vẽ cho người nghèo không vẽ cho họ ngay thóc, gạo, tiền bạc mà em vẽ cái cuốc, thùng, cày…Điều này có ý nghĩa hết sức sâu sắc: Mã Lương không vẽ của cải vật chất để họ hưởng thụ mà chỉ đưa cho họ phương tiện để họ tự làm ra của cải. Chỉ có như vậy, họ mới biết quý trọng của cải họ làm ra.

- Mã Lương không vẽ gì cho tên địa chủ và vẽ ngược lại những điều nhà vua muốn. Điều này chứng tỏ: Mã Lương chỉ được dùng bút thần vào những việc có lý, có nghĩa, tiêu diệt kẻ ác và thực hiện công lý.

Trả lời câu 4 (trang 85 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Theo em, những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả?

* Chi tiết cây bút thần là chi tiết lí thú và gợi cảm hơn cả:

- Chiếc bút thần là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương – thể hiện niềm say mê, luyện tập chăm chỉ hằng ngày.

- Cây bút thần có khả năng kì diệu: tạo ra những đồ vật như thật.

- Điều đặc biệt, chỉ ở trong tay Mã Lương, bút thần mới tạo ra được những vật như mong muốn còn ở trong tay những kẻ tham lam khác nó tạo ra những điều ngược lại:

+, Vua vẽ núi vàng => những tảng đá lớn.

+, Vua vẽ thỏi vàng dài, dài không biết bao nhiêu thước => con mãng xà.

- Cây bút thần thực hiện công lí của nhân dân: giúp đỡ người nghèo khó và trừng trị kẻ tham lam độc ác. Nó cũng thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.

Câu 4

Trả lời câu 5 (trang 85 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Cây bút thần”.

* Ý nghĩa của truyện “Cây bút thần”:

- Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: Những người chăm chỉ, tốt  bụng, thông minh được nhận phần thưởng xứng đáng còn kẻ tham lam, độc ác sẽ bị trừng trị.

- Khẳng định: Tài năng chân chính phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa chống lại cái ác.

- Khẳng định: Nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân.

- Truyện còn thể hiện ước mơ và niềm tin mãnh liệt về khả năng kì diệu của con người.

Luyện tập

Nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích mà em biết:

Trả lời:

- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:

+, Nhân vật bất hạnh

+, Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ

+, Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.

+, Nhân vật là động vật

Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

- Những truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây khế, Tấm Cám…

Bố cục

Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “ em vẽ cho thùng ”): Mã Lương học vẽ, có được bút thần. Em dùng cây bút để vẽ công cụ lao động cho người nghèo khổ.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “ phóng như bay ”): Mã Lương trừng trị tên địa chủ tham lam.

- Đoạn 3 (Tiếp theo … đến “ những lớp sóng hung dữ ”): Mã Lương dùng bút thần trừng trị tên vua độc ác, tham lam.

- Đoạn 4 (Còn lại): Truyền tụng về Mã Lương và cây bút.

ND chính

Truyện kể về sức mạnh kì diệu của cây bút thần, thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, nói lên ước mơ về khả năng kì diệu của con người.

Cùng chủ đề:

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Các thành phần chính của câu - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Câu trần thuật đơn - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Câu trần thuật đơn có từ là - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Câu trần thuật đơn không có từ "là" - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cây bút thần (ngắn gọn) - Mã Lương
Soạn bài Cây tre Việt Nam - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Chân, tay, tai, mắt, miệng - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Chỉ từ - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Ngắn gọn nhất