Soạn bài Chiếu dời đô - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 2 bài Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn. Câu 1: Đây là đoạn văn có tính chất nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ ở những phần tiếp theo.
Tìm hiểu chung
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (“Xưa nhà Thương… không dời đổi”): Cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô.
- Phần 2 (“Huống gì thành Đại La…. đế vương muôn đời”): Lí do chọn thành Đại La làm kinh đô
- Phần 3 (Đoạn còn lại): Quyết định dời đổi.
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Các triều đại lớn trước đó dời đô nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều thịnh vượng, mở tương lai lâu bền cho thế hệ sau. Kết quả các cuộc dời đô mang lại sự bền vững, hưng thịnh cho quốc gia.
=> Lý Thái Tổ dẫn ra dẫn chứng cụ thể về triều đại Thương Chu để làm cứ liệu khẳng định việc ông dời đô là điều tất yếu hợp đạo lý, làm cơ sở để đưa ra ý kiến dời đô của mình.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nhìn nhận hai triều Đinh, Lê trước đó với một tinh thần phê phán tích cực, tác giả nhận định rằng việc đóng đô ở vùng Hoa Lư đã không còn phù hợp nữa: "Cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi".
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 51 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Thành Đại La có vị thế thuận lợi về nhiều mặt. Về mặt địa lí.
- Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu. Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 51 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- "Chiếu dời đô" là một bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục bởi có sự kết hợp giữa lý và tình. Kết cấu 3 đoạn nói trên là rất tiêu biểu cho kết cấu của văn nghị luận, trình tự lập luận nói trên là rất chặt chẽ.
- Đây là lời ban bố mệnh lệnh nhưng lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại, trao đổi. Đặc biệt là hai câu cuối bài chiếu tại tính chất đối thoại và trao đổi chứ không phải là tính chất đơn thoại, một chiều của người trên ban bố cho kẻ dưới. Và vì thế, lời văn tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa mệnh lệnh của vua với thần dân, ai ai cũng xúc động.
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 51 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lý đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc.
Luyện tập
Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục.
Trả lời:
… “ Chiếu dời đô được chia thành hai phần lớn với hệ thống lí lẽ được triển khai sắc sảo mà đầy thuyết phục. Ngôn từ của văn bản tuy rất kiệm lời mà ý tứ thì thấm đượm sâu xa.
Thiên đô chiếu mở đầu bằng việc nêu ra mục đích quan trọng của việc dời đô. Dời đô là để “ ở nơi trung tâm ” tiện “ mưu toan việc lớn ” và cũng là để “ tính kế muôn đời cho con cháu về sau ”. Dời đô cũng có nghĩa là để trên thì hợp mệnh trời, dưới thì thấu đạt ý dân. Như vậy dời đô thực là để xây dựng đất nước mạnh giàu, đem lại hạnh phúc và nền thái bình thịnh trị đời đời. Xét về lí, việc dời đô, đến đây, quả thực vô cùng quan trọng. Nhưng để cho chân lí được vững chãi hơn, nhà vua đã dẫn ra những chứng nhân của lịch sử để dễ dàng thu phục nhân tâm.”…
( Ngô Tuần )
ND chính
Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. |