Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự siêu ngắn — Không quảng cáo

Soạn Văn lớp 6 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều siêu ngắn Bài 4


Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự siêu ngắn

Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự siêu ngắn nhất trang 44 SGK ngữ văn 6 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Phần I

TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ

1. Đọc bài văn

2. Câu hỏi

a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất cao đẹp của người thầy thuốc: chữa bệnh cứu người thì không có sự phân biệt giàu nghèo mà chỉ quan tâm đến ai bệnh nặng hơn thì cứu trước, nhẹ hơn thì cứu sau, không màng danh lợi.

b) Chủ đề chính trong truyện ca ngợi tấm lòng y đức của Tuệ Tĩnh, nằm ở hai câu đầu : “ Tuệ Tĩnh là nhà danh y lỗi lạc … cứu giúp người bệnh ”.

c) Chọn nhan đề thứ 3 “ Y đức Tuệ Tĩnh ” vì nó khái quát được phẩm chất của Tuệ Tĩnh – nhân vật chủ chốt trong truyện.

d)

- Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

- Thân bài: kể diễn biến của câu chuyện, sự việc.

- Kết bài: kể kết cục của sự việc.

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1

Trả lời câu 1 ( trang 45, SGK Ngữ văn 6, tập 1 ):

a)

- Chủ đề của truyện nhằm biểu dương, ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành của người nông dân với vua; chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan.

- Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề: Câu nói của người nông dân với vua : “ Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi … hai mươi nhăm roi ”.

b) Chỉ ra 3 phần:

- Mở bài: Câu đầu tiên “ Một người … dâng tiến nhà vua ”.

- Thân bài: Tiếp … đến “ hai mươi nhăm roi ”.

- Kết bài: Câu cuối bài.

c) Truyện này với truyện về Tuệ Tĩnh giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề:

- Giống nhau:

+ Kể theo trật tự thời gian.

+ 3 phần rõ rệt.

+ Ít hành động, nhiều đối thoại.

- Khác nhau:

+ Nhân vật trong “ Phần thưởng ” ít hơn.

+ Chủ đề truyện “ Tuệ Tĩnh ” nằm ngay ở hai câu đầu còn trong truyện “ Phần thưởng ” do người đọc suy đoán.

+ Kết thúc truyện “Phần thưởng ” bất ngờ, thú vị hơn.

d) Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ:

Nói tới thưởng người ta không thể nghĩ là dùng hình phạt để ban ơn. Tên quan không ngờ người nông dân lại xin "sự ban ơn" oái ăm như vậy để trừng trị hắn.

Câu 2

Trả lời câu 2 ( trang 46, SGK Ngữ văn 6, tập 1 ): Đọc lại truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” “Sự tích Hồ Gươm ”:

* Phần mở bài:

- Trong “ Sơn Tinh, Thủy Tinh ”, chưa giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra, chỉ nói tới chuyện Hùng Vương chuẩn bị kén rể.

- Trong “ Sự tích Hồ Gươm ” đã giới thiệu rõ hơn việc mượn gươm ắt phải có trả gươm.

* Phần kết thúc:

- Truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh ”: kết truyện theo lối vòng tròn, lặp lại.

- Truyện “ Sự tích Hồ Gươm ”: kết truyện trọn vẹn hơn.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Cây bút thần siêu ngắn
Soạn bài Cây tre Việt Nam siêu ngắn
Soạn bài Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử siêu ngắn
Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng siêu ngắn
Soạn bài Chỉ từ siêu ngắn
Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự siêu ngắn
Soạn bài Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn) siêu ngắn
Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả siêu ngắn
Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) siêu ngắn kì 2
Soạn bài Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) siêu ngắn
Soạn bài Chữa lỗi dùng từ siêu ngắn