Soạn Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận siêu ngắn
Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận siêu ngắn nhất trang 194 SGK ngữ văn 12 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Phần I
I - LỖI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NÊU LUẬN ĐIỂM
Trả lời câu 1,2 trang 194 SGK Ngữ văn 12, tập 1
a. - Luận điểm chưa rõ ràng
- Nội dung trùng lặp
- Cả đoạn chưa có sự triển khai hợp lý: câu đầu bàn về sự vắng vẻ của cảnh vật, các câu sau lại bàn đến sự im ắng của không gian
→ Cách chữa: thay từ "vắng vẻ" trong câu 1 bằng từ "tĩnh lặng".
b. Đoạn văn không nêu được luận điểm trọng tâm
→ Cách chữa: bỏ đoạn "mang khao khát… với thiên hạ", câu luận điểm của đoạn văn sẽ là "Người làm trai thời xưa luôn mang theo mình món nợ công danh".
c. Đoạn văn chứa quá nhiều luận điểm, không luận điểm nào được triển khai trọn vẹn
→ Cách chữa: thay đoạn "Văn học dân gian ra đời… có sức hấp dẫn" bằng câu văn luận điểm "Văn học dân gian tích lũy kinh nghiệm bổ ích từ ngàn đời của ông cha ta".
Phần II
II - LỖI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NÊU LUẬN CỨ
Trả lời câu 1, 2 trang 195 SGK Ngữ văn 12, tập 1
a. Luận cứ trong đoạn văn mắc lỗi thiếu chính xác -> sửa lại:
“Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”
Thường thì khi nắng chiều đã xuống, bầu trời càng mở ra mênh mông rợn ngợp, cảnh đẹp của quê hương cũng không lấp được nỗi trống trải cô đơn trong lòng người.
b. Đoạn văn có hai lỗi về luận cứ:
+ Luận cứ thiếu chính xác: Đất nước sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ…
→ Đất nước sau nhiều thế kỉ bị phong kiến, thực dân, phát xít đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
+ Luận cứ thiếu toàn diện, thiếu thuyết phục: bổ sung thêm các dẫn chứng về các anh hùng hào kiệt thời trung đại và hiện đại để phù hợp với luận điểm nêu ở câu đầu.
c. Luận cứ trong đoạn văn mắc hai lỗi:
+ Luận cứ lộn xộn, thiếu tính hệ thống
→ Cách sửa: sắp xếp lại theo trình tự thời gian.
+ Luận cứ không phù hợp: các luận cứ về ải Chi Lăng và cửa biển Bạch Đằng không phù hợp với luận điểm vì không phải là tên tuổi những người anh hùng mà chỉ là tên địa danh
→ Cách sửa: bỏ 2 luận cứ này hoặc thay bằng hai tấm gương anh hùng khác.
Phần III
III - LỖI VỀ CÁCH THỨC LẬP LUẬN
Trả lời câu 1, 2 trang 194+195 SGK Ngữ văn 12, tập 1
a. Lập luận thiếu logic, luận cứ không phù hợp với luận điểm:
- Dẫn chứng không phù hợp với luận điểm: thơ Nguyễn Khuyến không nổi bật ở nội dung viết về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ.
- Luận cứ không logic, không phù hợp với luận điểm: "Nhưng người đã… Nguyễn Du" (luận cứ nhấn mạnh về bi kịch trong khi luận điểm nêu vấn đề vẻ đẹp và số phận người phụ nữ).
→ Cách chữa: bỏ dẫn chứng về Nguyễn Khuyến; sửa câu cuối: "Nhưng người đã phản ánh một cách sâu sắc nhất vẻ đẹp và số phận bi kịch của người phụ nữ chính là Nguyễn Du".
b. Đoạn văn mắc lỗi luận cứ và luận điểm không phù hợp.
Cách chữa:
+ Cách 1: thay từ "nông thôn" trong câu 1 bằng từ "nông dân".
+ Cách 2: sửa câu luận điểm thành "Nam Cao viết nhiều về vấn đề cái đói ở nông thôn Việt Nam thời kỳ trước cách mạng".
c. Đoạn văn mắc lỗi lập luận mâu thuẫn: dẫn chứng về Đỗ Phủ (nhà thơ Trung Quốc) mâu thuẫn với luận cứ phía trước “mùa thu đã là một thi đề quen thuộc trong thơ ca trung đại Việt Nam”
→ Cách chữa: viết lại đoạn "Tinh tế và sâu lắng nhất …Thu điếu, Thu ẩm" như sau: "Tinh tế và sâu lắng nhất phải kể đến cảnh thu trong thơ Nguyễn Khuyến. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam với chùm thơ: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm".