Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt siêu ngắn lớp 9 tập 1
Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt siêu ngắn nhất trang 175 SGK ngữ văn 9 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 175 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
a. Chỉ các sự vật, hiện tượng,... không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân: sầu riêng, chôm chôm, bồn bồn,...
b. Giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân:
c. Giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân:
+ Hòm trong phương ngữ Bắc Bộ chỉ một thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy kín,
+ Hòm trong phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ chỉ áo quan (dùng để khâm liệm người chết).
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 175 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
- Có những từ ngữ địa phương như trong phần 1.a vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.
=> Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về các điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán,...
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 175 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
- Từ ngữ thuộc phương ngữ Bắc Bộ được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 176 sgk Ngữ văn 9 tập 1)
- Trong đoạn trích bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu có những từ địa phương sau: chi, rứa, nờ, tui, cớ, răng, ưng, mụ.
- Những từ ngữ này theo phương ngữ miền Trung, được dùng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
- Tác dụng: thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm của tác phẩm.