Soạn bài Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn) - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn Văn 6 - Soạn ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay nhất Bài 17


Soạn bài Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn) - chi tiết

Soạn văn lớp 6 chi tiết tập 1 bài Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn).

Phần I

TÌM HIỂU Ở NHÀ

Câu 1

Câu 1 ( trang 172, SGK Ngữ văn 6, tập 1 ):

Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập một?

Lời giải chi tiết:

Những thể loại dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 , tập một: truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.

Câu 2

Câu 2 ( trang 172, SGK Ngữ văn 6, tập 1 ):

Hãy tìm hiểu (qua sách báo hoặc hỏi cha mẹ, anh chị, …) xem quê hương nơi mình đang sống có các thể loại truyện dân gian đã học ở trên không. Nếu có hãy ghi chép lại và nắm chắc nội dung của một vài truyện thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: Sự tích “Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung ”:

- Thời Hùng Vương thứ ba có người con gái xinh đẹp là Tiên Dung.

- Làng Chử Xá (Hưng Yên) có người thanh niên tên là Chử Đồng Tử. Tuy gia cảnh nghèo khó nhưng chàng là người con hiếu nghĩa, chăm chỉ. Khi cha mất, chàng nhường cho cha chiếc khố, còn mình đành ở không.

- Một hôm, Chử Đồng Tử đang mò cá dưới sông thì thấy có thuyền của công chúa Tiên Dung đi tới. Chàng hoảng hốt chạy tới khóm lau rồi lấy cát phủ kín người. Công chúa, cho thuyền dừng lại, sai người quây màn ở chỗ khóm lau mà tắm. Nàng dội nước làm cát trôi đi, để lộ ra một chàng trai khoẻ mạnh.

- Thấu hiểu gia cảnh của Chử Đồng Tử và nghĩ do duyên trời sắp đặt, họ kết thành vợ chồng.

- Về sau, Chử Đồng Tử và Tiên Dung làm nhiều việc có ích như: dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau này Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.

Câu 3

Câu 3 ( trang 172, SGK Ngữ văn 6, tập 1 ):

Những truyện dân gian của quê hương em có gì giống và khác với các truyện dân gian đã học trong sách Ngữ văn 6 tập một?

Lời giải chi tiết:

Sự tích “Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung ” giống với những truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn 6, tập 1 đã học.

Câu 4

Câu 4 ( trang 172, SGK Ngữ văn 6, tập 1 ):

Ngoài các truyện dân gian, quê hương em còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian nào độc đáo?

Lời giải chi tiết:

Ngoài những truyện dân gian đã học quê em còn có lễ hội chơi đu, đấu vật độc đáo…

Câu 5

Câu 5 ( trang 172, SGK Ngữ văn 6, tập 1 ):

Tập kể lại một truyện dân gian hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em yêu thích.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: Giới thiệu trò chơi dân gian “ném còn” của người Tày:

Trò chơi ném còn thường được tổ chức trong lễ hội đầu xuân với hy vọng năm mới gặp nhiều may mắn, vụ mùa bội thu.

Giữa bãi đất rộng, người ta dựng cây nêu bằng tre có chiều cao từ 10 đến 15 m, phía trên có một vòng tròn để làm đích ném. Quả còn to bằng nắm tay, được làm bằng vải, bên trong có chứa hạt bông, hạt thóc. Dây được làm bằng vải dài, xung quanh khâu những dải vải nhiều màu. Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn, ném quả còn lọt qua vòng trên đỉnh cột là thắng cuộc.

Phần II

HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

- Trao đổi với các bạn về nội dung chuẩn bị, từ đó khắc phục những hạn chế có trong bài.

- Thảo luận, tìm ra nội dung độc đáo nhất trình bày trước lớp.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử (Chi tiết)
Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Chi tiết)
Soạn bài Chỉ từ (Chi tiết)
Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự (Chi tiết)
Soạn bài Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn) - Chi tiết
Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) rèn luyện chính tả (Chi tiết)
Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) (chi tiết) kì 2
Soạn bài Chữa lỗi dùng từ (Chi tiết)
Soạn bài Chữa lỗi dùng từ (Tiếp theo)_bài 1
Soạn bài Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) (Chi tiết)