Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 7 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 7, ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 7. Thế giới viễn tưởng


Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 7 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết

Vì sao các văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương và Đường vào trung tâm vũ trụ được coi là truyện khoa học viễn tưởng

Câu 1

Câu 1 (trang 50, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Vì sao các văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương và Đường vào trung tâm vũ trụ được coi là truyện khoa học viễn tưởng?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Hai văn bản trên được coi là truyện khoa học viễn tưởng là bởi vì truyện có những yếu tố khoa học, đó là sự khám phá của những con người, những nhà khoa học về một điều mới, điều vẫn còn chỉ là số 0 trong con mắt của những con người đường đại. Như trong truyện Đường vào trung tâm vũ trụ còn có sự xuất hiện của một không gian hư cấu.

Câu 2

Câu 2 (trang 50, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo em, điều gì tạo nên sức hấp dẫn của truyện khoa học viễn tưởng?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Điều tạo nên sự hấp dẫn của truyện khoa học viễn tưởng đó chính là việc vấn đề mà nó mở ra và đề cấp đến rất thu hút người đọc, người đọc như được bước vào một thế giới mới với bao nhiêu sự kì lạ, không chỉ vậy người đọc còn có thể nhận thấy được tất cả những sự phát triển hiện nay đều có nguồn gốc và xuất phát từ những con người khoa học vĩ đại.

Câu 3

Câu 3 (trang 50, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tìm hiểu thêm về hệ sinh quyển trên Trái Đất, từ đó liên hệ để dự đoán có hành tinh nào có sự sống nữa hay không. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về dự đoán của em.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Khi tìm hiểu về hệ sinh quyển trên Trái Đất ta có thể nhận thấy những đặc điểm tương tự. Một trong số những hành tinh mà chúng ta có thể kể đến như Kepler-442b. Hành tinh lớn hơn Trái Đất 33% này là một trong những ứng cử viên hiếm hoi được giới khoa học khẳng định là “đủ ánh sáng để duy trì một sinh quyển lớn”. Trên hành tinh này có thể có sự quang hợp của sự sống diễn ra, phục vụ cho sự phát triển của xã hội.

Câu 4

Câu 4 (trang 50, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

"Mỗi người sinh ra đều là thiên tai" (An-be Anh-xtanh). Em hiểu câu nói này như thế nào? Hãy trình bày cách hiểu của mình cho các bạn cùng nghe.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Nhà khoa học vĩ đại Anh-xtanh đã từng nói “Mỗi người sinh ra đều là thiên tài”. Câu nói trên có thể được hiểu là cuộc đời mỗi con người khi sinh ra đều có những tài năng, giá trị riêng. Những tài năng đó là những đặc trưng riêng giúp cho mọi người nhận biết và phân biệt lẫn nhau. Những giá trị đó của con người có thể phát hiện ra từ khi sinh, hay là sự ẩn sâu bên trong mà cần khám phá. Trong cuộc đời của chính bản thân mình thì mỗi người đều là thiên tài.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 4 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 6 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 7 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Dấu ấn Hồ Khanh SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Gặp lá cơm nếp SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Gò me SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết