Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn — Không quảng cáo

Soạn văn 11, ngữ văn 11 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể


Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn

Qua bài học này, theo bạn, điều gì làm nên sức hấp dẫn của một truyện ngắn hiện đại?

Câu 1

Qua bài học này, theo bạn, điều gì làm nên sức hấp dẫn của một truyện ngắn hiện đại?

Phương pháp giải:

Vận dụng những kiến thức đã học từ bài 1 này.

Lời giải chi tiết:

Qua bài học này, em nghĩ để làm lên sức hấp dẫn của một truyện ngắn hiện đại cần phải có nhiều yếu tố.

- Lựa chọn điểm nhìn: Đôi khi chúng ta cần thiết phải thay đổi điểm nhìn, đứng trên lập trường của mỗi nhân vật để đưa ra quan điểm chủ quan, tạo nên một cái nhìn đa chiều soi chiếu tính cách của từng nhân vật.

- Lời kể trần thuật: Cần phải linh hoạt, chỗ nào miêu tả cảnh vật, không gian thì cần thiết phải trau chuốt câu từ, câu nào dùng làm hội thoại của nhân vật thì cần ngắn gọn và đôi khi có thể xen lẫn ngôn ngữ nói để làm nổi bật lên tính cách, tâm tư, tình cảm của các nhân vật trong truyện.

- Như vậy, điểm nhìn và lời kể trần thuật có thể coi là 2 yếu tố lớn làm lên sức hấp dẫn của truyện ngắn hiện đại.

Câu 2

Thảo luận nhóm: Suy nghĩ của bạn về hình tượng các nhân vật nữ: thị Nở (truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao) và người vợ nhặt (truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân). Từ đó, hãy đánh giá giá trị nhân đạo của mỗi tác phẩm.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ lại 2 tác phẩm, chú ý vào 2 nhân vật nữ của truyện.

Lời giải chi tiết:

Người phụ nữ Việt Nam từ xưa đã trở thành một đề tài không thể thiếu trong văn chương cả trong cổ đại và hiện đại, đặc biệt trong văn chương hiện đại, chúng ta phải kể đến đó là nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Đây là hai hình tượng người phụ nữ Việt Nam hiện đại trong hai tình cảnh khác nhau để lại trong người đọc nhiều suy ngẫm. Đầu tiên là thị Nở. Dưới ngòi bút của Nam Cao, thị Nở hiện lên là một người phụ nữ xấu xí, đã quá tuổi lấy chồng và tính cách có thể coi là dở hơi, không bình thường. Thị nên duyên với Chí Phèo – con quỷ của làng Vũ Đại. Ban đầu, thị cũng cảm thấy hạnh phúc, vui sướng khi đón nhận tình yêu của Chí, thị quan tâm, chăm sóc cho hắn như những người yêu nhau thật sự mà bỏ qua quá khứ của hắn. Tình yêu của thị giản dị nhưng đã cảm hóa được Chí, khiến hắn muốn từ bỏ con đường hiện tại, trở lại cuộc sống làm người lương thiện. Nhưng cái dở hơi ở đây là thị lại nghe lời cô mình, thị đinh ninh chia tay hắn mà để rồi gây ra thảm kịch phía sau. Dù vậy, chúng ta không thể đánh giá nhân vật thị Nở là người xấu bởi thị làm như vậy cũng không sai, thị cũng như bao người phụ nữ khác, mong muốn tình yêu, khát khao hạnh phúc nhưng Chí không phải là người tốt lành gì. Nam Cao không khen, cũng không chê nhân vật này bởi ông luôn tin tưởng vào sự lương thiện của con người. Ở một phương diện khác, tại nạn đói năm Ất Dậu ấy, trong Vợ nhặt của Kim Lân – nhân vật người vợ nhặt hiện lên với sự thay đổi về tính cách bởi hoàn cảnh. Thị cũng là nạn nhân của nạn đói, không việc làm, không nhà cửa. Với điệu bộ chao chát, sưng sỉa, thị tin vào câu hò của Tràng và theo anh về làm vợ mà không hề biết đến gia cảnh. Sau khi nói chuyện với bà cụ Tứ, chấp nhận cuộc sống vợ chồng này, thị liền thay đổi, trở thành một “người phụ nữ hiền hậu, đảm đang” – vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Tính cách trước và sau khi về làm vợ Tràng của thị hoàn toàn thay đổi và nó thể hiện đúng bản chất của người phụ nữ Việt Nam, khi đến đường cùng họ có thể làm mọi cách để được sống nhưng khi trở lại cuộc sống bình thường, học vẫn sẽ là người phụ nữ khiêm nhường đáng kính trọng. Qua đây, ta thấy được hai tác phẩm đều thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Một bên, Nam Cao khoan dung, luôn tin tưởng vào nhân cách của con người trong mọi hoàn cảnh, dù thế nào họ vẫn sẽ tìm được bản chất lương thiện vốn có bên trong con người mình. Đối với Kim Lân, đó là tinh thần khát khao được sống, được tìm thấy hạnh phúc trong nạn đói bao trùm, là tình yêu thương của người mẹ già dành cho con cái cùng những lời động viên hướng đến tương lai tươi sáng. Cuối cùng, cả hai tác phẩm đều nhằm tố cáo xã hội lúc bấy giờ với những chính sách tàn bạo, tay sai của thực dân đế quốc đã đẩy con người đến tận cùng của khổ đau, khiến họ bị tha hóa về nhân cách.

Câu 3

Tìm đọc thêm một số truyện ngắn của Nam Cao (Lão Hạc, Đời thừa, Bài học quét nhà, Cái chết của con mực,...) và Kim Lân (Con chó xấu xí, Làng,...); từ đó, phân tích những nét nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của từng tác giả.

Phương pháp giải:

Đọc thêm các tác phẩm bên ngoài kết hợp với những tác phẩm đã học để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

* Nam Cao

Ông là một trong những cây bút có đóng góp lớn nhất đối với quá trình phát triển của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Ông là người luôn có xu hướng viết về nỗi nghèo khổ của người nông dân đương thời và phản ánh sự thối nát của chế độ xã hội. Bởi vậy, truyện ngắn của ông luôn mang giọng điệu buồn thương, chua chát – một nghệ thuật trữ tình sắc lạnh mà sâu sắc. Đặc biệt chúng ta phải kể đến đó là nét nghệ thuật độc đáo trong các tác phẩm của ông.

Nam Cao thường chọn những chủ đề nhỏ nhặt như câu chuyện về cuộc đời của Lão Hạc, Chí Phèo rồi văn Hộ… để làm nội dung cho tác phẩm.

Cốt truyện vững chắc, kết cấu linh hoạt qua từng chi tiết. Như trong Giăng sáng, Đời thừa, Mua nhà, Sống mòn… tâm tư, tình cảm, thái độ của mỗi nhân vật đều được biểu hiện qua những cử chỉ, hành vi, nét mặt hay qua những lời độc thoại nội tâm đều vô cùng xuất sắc và sắp xếp theo một trình tự hợp lý.

Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, sắc sảo. Ông luôn đề cao tư tưởng, chú trọng tới hoạt động bên trong của con người, thể hiện niềm tin vào nhân cách, sự lương thiện của con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

* Kim Lân

Kim Lân – một trong những cây bút nổi bật khi viết về nông thôn Việt Nam.

Trước hết là việc lựa chọn chủ đề, đề tài cho tác phẩm. Các tác phẩm của ông đều hướng về nông thôn – nơi ở của những người nông dân chất phác, giàu tình thương người nhưng cuộc sống thường bất hạnh.

Các nhân vật của ông đều hiện lên với những tính cách, tâm lý khác nhau được thể hiện qua cử chỉ, hành động và lời nói.

Cuối cùng là nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo. Chúng ta không thể phủ nhận rằng ông rất có biệt tài trong việc lựa chọn và vận dụng ngôn từ tuyệt vời với sự kết hợp hài hòa nhưng vẫn giữ được nét mộc mạc, giản dị của ngôn ngữ đồng quê. Như trong truyện ngắn Làng hay Vợ nhặt, ta có thể dễ dàng bắt gặp những từ ngữ miêu tả chân dung nhân vật một cách sáng tạo mà hợp lý như “gà gà”, “nhấp nhỉnh”…

Tóm lại, nhờ vào sự sắc sảo trong lời văn cũng như nhân vật, truyện ngắn của Kim Lân luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về triết lý xã hội sâu sắc về tình người và tình yêu quê hương đất nước.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Chí Phèo SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Con đường mùa đông SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Cộng đồng và cá thể SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Củng cố mở rộng trang 97 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 28 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 119 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 122 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn