Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
Bài học đã đưa lại cho bạn những hiểu biết mới gì về thơ? Khi đọc một bài thơ, việc tìm hiểu cấu tứ của nó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 1
Câu 1 (trang 73, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bài học đã đưa lại cho bạn những hiểu biết mới gì về thơ?
Phương pháp giải:
Dựa vào những kiến thức đã học từ đầu bài 2 .
Lời giải chi tiết:
Bài học đã đem đến cho tôi nhiều hiểu biết về thơ ca. Cụ thể là:
- Cấu tứ và tính logic của bài thơ là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của mỗi tác phẩm
- Việc phá vỡ quy tắc về cách sử dụng từ ngữ trong tác phẩm đôi khi sẽ tạo được dấu ấn mạnh về mặt nội dung
- Mỗi hình ảnh sử dụng đều ẩn chứa tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm
- Mỗi tác phẩm đều phản ánh một khía cạnh nào đó về tâm tư, tình cảm của người viết.
Câu 2
Câu 2 (trang 73, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Khi đọc một bài thơ, việc tìm hiểu cấu tứ của nó có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi này .
Lời giải chi tiết:
Khi đọc một bài thơ, việc tìm hiểu cấu tứ của nó có ý nghĩa rất lớn. Cấu tứ của một bài thơ sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về tác phẩm, đưa ra được những đánh giá chung nhất về chủ đề, các ý triển khai và mục đích hướng đến. Qua đó không chỉ giúp người đọc hiểu được ý đồ của tác giả mà còn giúp họ nắm bắt được chủ đề để khai thác tác phẩm một cách hiệu quả và đầy đủ nhất. Ví dụ qua bài Tràng giang của Huy Cận, từ việc biết được cấu tứ của bài thơ, người đọc có thể dễ dàng phán đoán được tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đây là nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương khi chứng kiến sự nhỏ bé của con người, sự vô tận của vũ trụ và sự kỳ vĩ của tự nhiên nước nhà. Qua đó, ta thấy được tấm lòng yêu nước của một người trí thức, một người con xa nhà luôn khắc khoải nhớ về quê hương. Như vậy, việc tìm hiểu về cấu tứ của tác phẩm là cực kỳ quan trọng, nó rất có ích trong quá trình khám phá nội tâm của tác giả cũng như cái “hồn” của tác phẩm.
Câu 3
Câu 3 (trang 73, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Có thể nhận diện yếu tố tượng trưng trong thơ căn cứ vào những biểu hiện cụ thể gì?
Hãy kể tên một số bài thơ có yếu tố tượng trưng mà bạn đã tìm đọc thêm.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi này .
Lời giải chi tiết:
- Để nhận diện yếu tố tượng trưng trong thơ ta có thể căn cứ vào những biểu hiện sau:
+ Những hình ảnh được sử dụng trong bài thơ
+ Chú ý vào nhịp điệu của bài thơ
+ Tâm tư, tình cảm tác giả muốn gửi gắm
- Một số bài thơ có yếu tố tượng trưng:
+ Bài “Huyền diệu” của nhà thơ Xuân Diệu
Hãy nghe lẫn lộn ghé bên tai,
Giọng suối, lời chim tiếng khóc người
Hãy uống thơ ta trong khúc nhạc
Ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi…
Rồi khi khúc nhạc đã ngừng ru
Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim
Còn cứ run hoài, như chiếc lá
Sau khi trận gió đã im lìm…
→ Đoạn thơ cho ta thấy cảm xúc mãnh liệt, tha thiết, nồng cháy, khát khao yêu thương của nhà thơ.
+ Bài “Cô liêu” của Hàn Mặc Tử:
Gió lùa ánh sáng vô trong bãi
Trăng ngậm đầy sông, chảy láng lai
Buồm trắng phất phơ như cuống lá
Lòng tôi bát ngát rộng bằng hai
Tôi ngồi dưới bến đợi nường Mơ
Tiếng rú ban đêm rạn bóng mờ
Tiếng rú hồn tôi xô vỡ sóng
Rung tầng không khí, bạt vi lô…
→ Qua những hình ảnh được tác giả sử dụng, ta có thể hiểu sự vũng vẫy muốn thoát khỏi nỗi “cô liêu” của tác giả về cuộc đời, số phận bi đát của mình.
+ Bài thơ “Duy tâm” của Bích Khê:
Rồng vẽ lối xưa toàn những sáo
Cua bò thơ mới chả nên thơ
→ Đọc câu thơ ta thấy rõ sự bất mãn với lối mòn sáo rỗng của thơ mới của tác giả.
Câu 4
Câu 4 (trang 73, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Chọn phân tích một bài thơ hoặc một số câu thơ có yếu tố tượng trưng đã tạo cho bạn những ấn tượng sâu đậm.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi này .
Lời giải chi tiết:
- Câu thơ trong bài thơ “Duy tâm” của Bích Khê:
“Rồng vẽ lối xưa toàn những sáo
Cua bò thơ mới chả nên thơ”
→ Đọc câu thơ, ta bắt gặp một cách thể hiện tâm tư một cách đầy phóng túng của nhà thơ Bích Khê. Ông bất mãn với sự đổi thay của thời cuộc, của Thơ mới, mọi thứ đều trở lên phóng túng, xa rời quy luật vốn có của nó. Bên cạnh sự bất mãn ông cúng bày tỏ sự bất lực trước thời cuộc, nỗi buồn của một nhà thơ mang trong mình dòng máu thơ ca, tiếc cho một thời hoàng kim đã qua được thế chỗ cho một phong trào mới.
- Bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ:
Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình
Ngàn xưa không lạnh nữa – Tần phi !
Ta lặng dâng nàng
Trời mây phảng phất nhuốm thời gian
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh
Tóc mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng Quân Vương
Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng
Duyên trăm năm đứt đoạn
Tình một thuở còn hương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím ngát
→ Bài thơ cho người đọc thấy một cảm giác mới mẻ, mọi thứ dường như trở lên vô hình trong hoàn cảnh này, thời gian như ngừng lại, tình người bao trùm lấy mọi thứ. Sự lãng mạn đã nhuốm màu lấy thời gian, khiến mọi thứ dường như không mất đi mà như còn tồn tại như thứ tình cảm vô hình kia. Nhà thơ đã tạo ra thế giới của riêng mình – một thế giới siêu thực, nơi mà mọi thứ là vĩnh viễn, thời gian như ngừng lại trước những tình cảm, khao khát sâu sắc của con người.
Câu 5
Câu 5 (trang 73, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về cách lập dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật .
Lời giải chi tiết:
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Huy Cận
- Giới thiệu khái quát về bài thơ Tràng giang: hoàn cảnh ra đời, xuất xứ…
b. Thân bài
* Nhan đề và câu đề từ
- Nhan đề: sử dụng từ Hán Việt với ý nghĩa là một con sông dài
- Câu đề từ: Thể hiện một cách ngắn gọn, đầy đủ nhất về cảnh và tình của bài thơ
* Khổ 1
- Câu thơ đầu gợi lên khung cảnh sông nước mênh mông
→ Từ láy “điệp điệp” gợi lên hình ảnh những con sóng nối tiếp nhau cuộn dài bất tận, không biết đi đâu về đâu → nổi bật lên một không gian rộng lớn, kéo dài bất tận
- Hình ảnh “con thuyền xuôi mái” gợi lên sự nhỏ bé của con người, sự vật trước thiên nhiên bao la, rộng lớn.
- Hai câu cuối đặc tả nỗi buồn của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hình ảnh “thuyền và nước”, “củi một cành khô lạc mấy dòng” cho thấy sự bất định của sự vật tại chốn sống nước hay chính là sự vô định của con người trước dòng đời.
→ Khổ thơ làm nổi bật lên sự đối lập giữa con thuyền nhỏ bé và thiên nhiên rộng lớn qua đó làm nổi bật lên sự nhỏ bé của con người.
* Khổ 2
- Hai câu thơ đầu vẽ lên bức tranh phong cảnh hoang vắng, hiu quạnh của vùng sông nước.
+ Nghệ thuật đảo ngữ từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” → nổi bật lên sự hiu quạnh, hoang vắng, lạnh lẽo nơi sông nước
+ Hình ảnh ngôi làng tàn chợ khiến người đọc không khỏi buồn man mác bởi sự thiếu vắng, trống trải của hơi ấm con người
- Hai câu thơ cuối không gian như được mở rộng ra bốn phía nhưng cảnh vật vẫn mang vẻ tịch mịch gợi lên một nỗi buồn, sự cô đơn đến tột cùng của lòng người.
* Khổ 3
- Hình ảnh “bèo dạt về đâu hàng nối hàng” gợi lên sự trôi nổi, vô định của kiếp người giữa dòng đời.
- Nghệ thuật phủ định được sử dụng tài tình
→ Nối tiếp cảnh vật ở câu trên, khổ dưới cũng nổi bật lên một khung cảnh buồn vắng, tẻ nhạt, thiếu vắng hơi ấm tình người.
* Khổ 4
- Hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà với vẻ đẹp hùng vĩ của những đám mây trắng tầng lớp lớp nối tiếp nhau được thể hiện qua từ “lớp lớp” cùng với hình ảnh cánh chim xuất hiện trên bầu trời xanh thẳm, như một cách thể hiện nỗi buồn đã vơi đi phần nào.
- Hai câu thơ cuối thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng của tác giả.
c. Kết bài:
- Đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về bài thơ.