Soạn bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi) ngắn gọn nhất — Không quảng cáo

Soạn văn lớp 12 ngắn gọn nhất Tuần 10


Soạn bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi) ngắn gọn nhất

Soạn bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi) Ngữ văn 12 tập 1 trang 124 ngắn gọn nhất, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài.

Câu 1

Câu 1 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (từ đầu -> … vọng nói về ): đất nước được cảm nhận qua hình ảnh mùa thu xưa và nây.

+ Phần 2 (còn lại): đất nước gian khổ, đau thương nhưng quật cường, chói lọi trong chiến thắng.

- Mối quan hệ giữa các phần: các phần bổ sung cho nhau, thống nhất mổ chủ đề "Cảm xúc về đất nước".

Câu 2

Câu 2 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

* Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ:

- Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong gió thổi mùa thu hương cốm mới , đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:

+ Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn với tiết trời chớm lạnh , hình ảnh những phố dài xao xác , hơi may, nắng lá rơi đầy.

+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: người ra đi đầu không ngoảnh lại/ sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải li biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

Câu 3

Câu 3 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Mùa thu nay khác rồi

....

Những buổi ngày xưa vọng nói về

– Đoạn thơ nguyên là những mảng của hai bài thơ khác nhau nối lại với sự điều chỉnh và sửa chữa chút ít.

– Mở đầu, nhà thơ gợi lại hình ảnh của một “mùa thu đã xa” với không khí “xao xác” và hình ảnh “người ra đi” lặng lẽ. Nỗi xao xác bâng khuâng là âm điệu chính của câu đầu này.

– Tiếp theo, tác giả bộc lộ niềm vui giao hòa giữa lòng người và vật khi chứng kiến “mùa thu nay” đầy âm điệu háo hức – mùa thu của đất trời giải phóng. Hai chữ “vui nghe” không chỉ diễn tả một trạng thái tình cảm nhất thời mà còn nói rõ cách nghe hay là một cách nhận thức mới của nhà thơ về cuôc đời.

– Từ niềm vui nói trên, đoạn thơ chuyển ý rất tự nhiên nhấn mạnh ý thức sở hữu của cái ta cộng đồng với non nước mình, mặt khác, bộc lộ cảm xúc tự hào và sung sướng của nhà thơ trước vẻ đẹp đắm say của Tổ quốc.

– Phần cuối của đoạn thơ dẫn người đọc vào mạch suy tư về truyền thống anh hùng của đất nước, ở đây xuất hiện một định nghĩa rất thơ và cũng rất Nguyễn Đình Thi về Tổ quốc Việt Nam.

Câu 4

Câu 4 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Những suy tư, cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về quê hương, đất nước Việt Nam trong phần cuối:

* Hình ảnh đất nước của đau thương:

- Cánh đồng quê – chảy máu

- Dây thép gai – đâm nát trời chiều.

- Bát cơm chan đầy nước mắt

- Đứa đè cổ - đứa lột da.

=> Đất nước trong những năm chiến tranh: tủi nhục, đau thương...

* Đất nước của những con người anh hùng, dũng cảm, bất diệt:

- Ngời lên nét mặt quê hương.

- Bật lên những tiếng căm hờn.

=> Quyết liệt, dữ dội.

- Nghệ thuật đối lập:

+ Xiềng xích >< trời đầy chim, đất đầy hoa

+ Súng đạn >< yêu nước, thương nhà

=> Khẳng định sức mạnh tinh thần, tâm hồn người Việt Nam.

- Bốn câu thơ cuối: Hình ảnh đất nước Việt Nam từ bùn đen, bom đạn, khổ đau đứng lên với một vẻ đẹp rực rỡ, chói lọi.

+ Cách ngắt nhịp dồn dập, đều đặn tạo nên một âm hưởng hùng tráng.

+ Thể thơ sáu chữ cân đối.

+ Bút pháp nhân hóa kết hợp với việc sử dụng linh hoạt trong việc sử dụng thành ngữ “tức nước vỡ bờ”.

=> Tạo nên một vẻ đẹp hùng tráng về con người Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Câu 5

Câu 5 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

* Nhận xét về độ dài ngắn của các câu thơ, các hình ảnh thơ, nhịp điệu bài thơ "Đất nước":

- Bài thơ xen kẽ nhiều câu thơ dài ngắn khác nhau giúp diễn tả nhịp điệu phong phú, cảm xúc nóng bỏng, mãnh liệt của nhà thơ.

- Hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm và giàu sức khái quát với tính biểu tượng cao.

- Giọng điệu uyển chuyển, nhịp điệu phong phú: khi nhẹ nhàng diễn tả cảm xúc bâng khuâng trầm lắng, khi sôi nổi phấn chấn diễn tả niềm vui sướng, tự hào, khi lại suy tư trầm lắng trước chiêm nghiệm về đất nước.

=> Tất cả các tín hiệu nghệ thuật trên đều giúp Nguyễn Đình Thi bày tỏ những cảm xúc và suy tư chân thực, sâu sắc, mới mẻ về đất nước.

ND chính

- Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến, chiến đấu và chiến thắng, trong không gian rộng lớn.

- Cảm xúc, suy tư: đất nước gần gũi, thiêng liêng, trang trọng, vĩ đại và anh hùng.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Viết bài văn số 2: Nghị luận xã hội - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Việt Bắc - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Việt bắc (tiếp theo) - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Vợ chồng A Phủ - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Đàn ghi ta của Lor - Ca - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi) ngắn gọn nhất
Soạn bài Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Đò Lèn ngắn gọn nhất
Soạn bài Đọc thêm: Mấy ý nghĩa về thơ (trích) - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Đọc thêm: Đô - Xtôi - Ép - Xki (trích) - Ngắn gọn nhất
Soạn văn lớp 12 ngắn gọn nhất