Soạn bài Đây mùa thu tới SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn
Đọc trước bài thơ “Đây mùa thu tới” tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Xuân Diệu? Em biết những bài thơ nào có đề tài viết về mùa thu? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ mà những bài thơ đó gợi ra cho em là gì?
Trước khi đọc 1
Câu 1 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Đọc trước bài thơ “Đây mùa thu tới” tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Xuân Diệu?
Phương pháp giải:
Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.
Lời giải chi tiết:
- Xuân Diệu (1916-1985)
- Là nhà thơ "mới nhất trong những nhà thơ mới".
- Xuân Diệu cũng là thi sĩ của mùa thu.
- Trong hai tập thơ viết trước Cách mạng: "Thơ thơ" và "Gửi hương cho gió" có rất nhiều bài thơ nói đến sắc thu, hương thu, trăng thu, tình thu, thiếu nữ buổi thu về... Mùa thu thật đáng yêu, làm cho tâm hồn thi sĩ như dây đàn huyền diệu đang rung lên xao xuyến...
Trước khi đọc 2
Câu 2 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Em biết những bài thơ nào có đề tài viết về mùa thu? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ mà những bài thơ đó gợi ra cho em là gì?
Phương pháp giải:
Lựa chọn những bài thơ em đã từng học hoặc sưu tầm thêm trên internet. Đưa ra những ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.
Lời giải chi tiết:
- Những bài thơ về mùa thu:
+ Sang thu của Hữu Thỉnh.
+ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.
+ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư.
- Những bài thơ về thu da phần đề mang vẻ đẹp nhẹ nhàng tinh tế gợi nhiều cảm xúc cho người đọc.
Trong khi đọc 1
Câu 1 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Điệp ngữ “mùa thu tới” trong dòng thơ số 3 có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ 1 chú ý vào dòng 3 và gợi nhớ tác dụng của điệp ngữ.
Lời giải chi tiết:
Báo hiệu một mùa thu vội vã, một sự giao cảm tinh tế nhạy bén.
Sự lặp lại mùa thu tới như một tiếng reo ngỡ ngàng như chợt nhận ra mùa thu vô hình đã trở thành mùa thu hữu hình.
Trong khi đọc 2
Câu 2 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý cách sử dụng từ khác lạ trong dòng thơ số 5 (“Hơn một”)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ 2 dòng đầu tiên, tập trung vào nghĩa của câu để nhận ra sự khác lạ.
Lời giải chi tiết:
“Hơn một” có nghĩa là vài là mấy nhưng lại không mang tính cụ thể, không dùng từ mấy, vài vì nó xã định giới hạn dùng từ “hơn một” gợi nhiều giá trị gợi cảm hơn.
Tác giả không nói "đôi ba...”, mà lại viết "hơn một" cách dùng số từ ấy cũng là một cách nói rất mới.
Trong khi đọc 3
Câu 3 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Cách chấm câu của khổ 3 có giá trị biểu đạt gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ 3, chú ý nghĩa của câu và dấu chấm câu cuối dòng.
Lời giải chi tiết:
Làm cho câu thơ thêm dài, tạo cho người đọc sự trải dài trong ý thơ và mở rộng mọi giác quan cho người đọc cảm nhận.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và nêu lí do cho sự lựa chọn của em.
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài thơ, tìm ra yếu tố tượng trưng (hình ảnh tượng trưng) mà em ấn tượng nhất và đưa ra lý do.
Lời giải chi tiết:
- Yếu tố tượng trưng: Rặng liễu.
- Lý do: Liễu được nhân hóa "đứng chịu tang", từ tóc liễu đến lệ liễu đều mang theo bao nỗi buồn thấm thía. Một nét liễu, một dáng liễu được miêu tả và cảm nhận đầy chất thơ.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ thứ nhất được khắc họa qua những chi tiết nào? Nêu nhận xét của em về mối quan hệ giữa các chi tiết đó.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ thứ nhất, tìm những chi tiết miêu tả bức tranh thiên nhiên, chỉ ra mối quan hệ giữa những chi tiết.
Lời giải chi tiết:
+ Rặng liễu đìu hiu.
+ Mùa thu tới.
+ Lá vàng.
→ Câu thơ mở đầu đã mang lại cho bài thơ cảm giác buồn, đìu hiu. Tuy nhiên, hai câu thơ cuối khổ một đã cho thấy một màu sắc mới hơn, ấm áp hơn, đó là màu sắc của mùa thu, của lá vàng.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Ở khổ 2, sự rụng rơi của thế giới cảnh vật trước cái lạnh diễn ra theo trật tự hoa - lá - cành. Trật tự theo “bước đi của thời gian” này có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ thứ hai, tìm ra những chi tiết hoa – lá – cành, chú ý vị trí sắp xếp các chi tiết để rút ra được ý nghĩa của việc sắp xếp đó.
Lời giải chi tiết:
Khẳng định thêm quy luật của tự nhiên đồng thời tạo cho người đọc cảm giác êm ái, nhẹ nhàng trước sự thay đổi của thiên nhiên và cảnh vật khi mùa thu tới.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Hãy so sánh sự khác biệt của không gian thơ ở khổ 2 và khổ 3. Chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật của sự khác biệt này.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba, tìm ra không gian thơ trong hai khổ. So sánh hai không gian thơ đó và rút ra ý nghĩa.
Lời giải chi tiết:
- Khổ thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả những sự thay đổi của hoa - lá - cành để nói về sự chuyển biến của thiên nhiên khi mùa thu tới.
- Khổ thơ thứ ba, tác giả lại mượn hình ảnh của trăng, núi, gió và con người để tô đậm thêm cảnh sắc khi mùa thu tới. Tác giả lại miêu tả hình ảnh vầng trăng thu và núi non với sự mờ ảo của sương mù, lúc ẩn lúc hiện.
→ Sự rét mướt đã được cảm nhận rõ hơn qua từng cơn gió, qua hình ảnh vắng vẻ của con người trên những chuyến đò.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Em hiểu thế nào về tâm trạng “buồn không nói", "Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi" của “ít nhiều thiếu nữ” trong hai câu kết của bài thơ? Qua đó, chỉ ra mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ bốn và nội dung của toàn bài để giải thích tâm trạng. Tìm ra mạch cảm xúc chủ đạo cũng chính là cảm xúc của nhà thơ.
Lời giải chi tiết:
- Tâm trạng: Trong hai câu kết của bài thơ, hình ảnh “ít nhiều thiếu nữ” được coi là chưa xác định về số lượng. Có thể là một, là hai, cũng có thể là rất nhiều thiếu nữ được miêu tả với tâm trạng "buồn không nói".
→ Qua đó, có thể thấy mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ là mạch cảm xúc buồn tủi, mơ hồ không rõ nguyên nhân.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Nêu và lý giải một số điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với Thu hứng của Đỗ Phủ hoặc Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
Phương pháp giải:
Tìm ra nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Nhớ lại nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ thu của Đỗ Phủ và Nguyễn Khuyến đã học. So sánh tìm ra điểm khác nhau.
Lời giải chi tiết:
- Về nội dung:
+ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu tập trung miêu tả về cảnh vật mùa thu, cùng với tâm trạng của nhân vật chính khi đón nhận mùa thu.
+ Thu hứng của Đỗ Phủ miêu tả về cảnh vật mùa thu cùng với những tác động của mùa thu đến tâm hồn của nhân vật chính.
+ Thu điếu của Nguyễn Khuyến miêu tả về cảnh đẹp mùa thu và niềm đau thương của nhân vật chính khi tình đơn phương.
- Về nghệ thuật:
+ Đây mùa thu tới sử dụng những từ ngữ tinh tế, dịu dàng để miêu tả cảnh vật và tâm trạng của nhân vật chính. Đồng thời, bài thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh, tạo nên sự tươi đẹp, nhẹ nhàng, thu hút người đọc.
+ Thu hứng của Đỗ Phủ có bút pháp chấm phá và miêu tả cảnh vật đầy ngụ tình.
+ Thu điếu của Nguyễn Khuyến sử dụng nghệ thuật tả cảnh và ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại để miêu tả mùa thu ở vùng Bắc Bộ