Soạn bài Đề đền Sầm Nghi Đống SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
Theo em, khi đến những ngôi đền người ta thường có thái độ như thế nào?
Nội dung chính
Bài thơ là một khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ "bất kính” của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các "sự nghiệp anh hùng" của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến. |
Chuẩn bị đọc
(trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Theo em, khi đến những ngôi đền người ta thường có thái độ như thế nào?
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Thái độ lễ phép, tôn trọng, kính nể
Trải nghiệm cùng VB
(trang 15, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Em hiểu thế nào về câu thơ cuối?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Câu thơ cuối là lời khẳng định cho tầm vóc, tài năng, năng lực của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống. Đó là thái độ gì? Dựa vào cước chú, lí giải nguyên nhân của thái độ ấy.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Những từ ngữ, hình ảnh: Ghé mắt, trông ngang, kìa, đứng cheo leo
- Thái độ: bất kính đối với vị thần xâm lược thất bại.
+ “Ghé mắt trông ngang” chớ không phải trông lên, đã thể hiện một thái độ bất kính đối với vị thần xâm lược thất bại.
+ “Đền Thái thú đứng cheo leo” hẳn là đền xây trên gò, và người ta không dễ trông ngang
+ Hồ Xuân Hương cố tình chọn một cái nhìn coi thường đối với vị Thái thú ở nơi tha hương này.
+ Chữ “kìa” cũng hàm ý bất kính, bởi nó kèm theo các động tác chỉ trỏ
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ cuối? Giả định đó góp phần bộc lộ điều gì về nhà thơ?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Giả định “Ví đây đổi sự làm trai được” trong hai câu thơ cuối
- Bộc lộ: Hồ Xuân Hương tự cho mình có thể làm gấp nhiều lần, so với sự nghiệp của sầm, song đúng hơn, nên biểu hiện một lời dè bỉu.
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong văn bản? Tác dụng của việc sử dụng thủ pháp này?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Thủ pháp trào phúng: nghệ thuật gây cười
- Tác dụng: Khẳng định cá tính mạnh mẽ, tài năng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Chủ đề của bài thơ là gì? Hãy phân tích một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Chủ đề: khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ.
- Căn cứ: thái độ “bứt kinh”, thách thức với các “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, với thần linh, thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người.
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Thông qua bài thơ này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Thông điệp: trân trọng, ca ngợi tài năng của người phụ nữ, không nên tôn thờ những con người hèn mòn, bạc nhược.