Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Chân quê SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ nào? Hình ảnh “em” hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhân vật “tôi”?
Nội dung chính
Bài thơ thể hiện tâm trạng xót xa, hụt hẫng của nhân vật trữ tình trước sự thay đổi của người con gái mình yêu cùng ước nguyện tha thiết mong người con gái ấy hãy giữ lấy vẻ đẹp chân chất mộc mạc của thôn quê. Qua đó, bài thơ còn bộc lộ tình yêu quê hương, niềm tha thiết với những giá trị truyền thống dân tộc của tác giả. |
Câu 1
Câu 1 (trang 94, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ nào?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và chọn lọc những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong bài thơ. Đồng thời chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc: buồn bã, tiếc nuối và hụt hẫng khi gặp lại nhân vật “em” bởi nhận ra sự thay đổi của người con gái mình yêu, cô gái ấy đã dần mất đi sự giản dị, mộc mạc ngày trước.
Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện thông qua:
- Từ ngữ, hình ảnh: “áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!” , “ nào đâu cái yếm lụa sồi/ Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?/ Nào đâu cái áo tứ thân? / Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?”
Biện pháp tu từ:
- Liệt kê: Tác giả liệt kê hình ảnh yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen để miêu tả về sự chân chất, giản dị đúng chất thôn quê ngày xưa của cô gái và liệt kê hình ảnh khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm để miêu tả sự thay đổi của nhân vật “em”.
- Điệp cấu trúc: “ nào đâu… cái”
- Câu hỏi tu từ, câu cảm thán và thể thơ lục bát.
Nhân vật "tôi" đã thể hiện các cảm xúc:
- Cảm xúc hụt hẫng, tiếc nuối, xót xa trước sự thay đổi của nhân vật "em" - người con gái mình yêu.
- Tâm sự: mong em hãy giữ lại nét đẹp chân chất, mộc mạc của người dân thôn quê
→ Cảm xúc, tâm trạng của chàng trai thể hiện tình yêu chân thành dành cho cô gái, thể hiện lòng thiết thâ với những nét đẹp văn hóa thôn quê.
Câu 2
Câu 2 (trang 94, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Hình ảnh “em” hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhân vật “tôi”?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản, dựa vào các câu thơ nêu cảm nhận của nhân vật “tôi” hình dung hình ảnh “em” hiện lên như thế nào.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Qua cảm nhận của nhân vật “tôi”, hình ảnh “em” hiện lên:
- Trước đây: Nhân vật “em” là cô gái dịu dàng, mộc mạc, giản dị nơi thôn quê với “yếm lụa sồi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “cái quần nái đen” . Đó là hình ảnh cô gái là chính mình, khiến cho nhân vật “tôi” say đắm, yêu thương.
- Hiện tại: Hình ảnh “em” đã thay đổi từ ngày đi tỉnh về, “khăn nhung quần lĩnh rộn ràng/ Áo cài khuy bấm…” đã khác hoàn toàn với hình ảnh trước kia, không còn mang dáng vẻ trong sáng, chân chất. Hình ảnh đó khiến nhân vật “tôi” hụt hẫng, buồn bã thốt lên “em làm khổ tôi”, “van em em hãy giữ nguyên quê mùa”.
Có lẽ rằng em đi tỉnh về và em đã khác. Những trang phục tân thời “khăn nhung áo lĩnh”, “áo cài khuy bấm ” được em khoác lên người ngay sau khi đi tỉnh về. Em đã thay đổi từ một người con gái mộc mạc giản dị nay đã khoác lên mình vẻ ngoài khác lạ không còn như xưa.
Câu 3
Câu 3 (trang 94, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?
Phương pháp giải:
Thông qua văn bản, hình ảnh và cảm xúc của các nhân vật trong văn bản, cho biết tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Qua văn bản, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy sống là chính mình, đừng vì chạy theo những thứ xa hoa, phù du mà đánh mất đi con người mình.
Thông điệp: Hãy giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương, đừng chạy theo vẻ hào nhoáng bên ngoài, đừng khoác lên mình những thứ xa lạ, phù phiếm.