Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Hoa bìm SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Hoa bìm chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị đọc, Trải nghiệm cùng văn bản, Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính
Bài thơ vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ. |
Câu 1
Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về thể thơ lục bát.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là:
- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát
- Về cách gieo vần:
+ Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm - tìm, ngơ - hờ, sai - vài, dim - chim, gầy - đầy, tơ - nhờ
+ Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ - ngơ, gai - sai, chim - dim, mây - gầy
- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4
- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.
Đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ Hoa bìm là:
- Câu thơ: sau 1 dòng thơ 6 tiếng là dòng thơ 8 tiếng (tạo thành các cặp câu lục - bát)
- Gieo vần:
- Tiếng thứ 6 của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát (bìm - tìm, ngơ - hờ, sai - vài, dim - chìm, gầy - đầy, tơ - nhờ, mèn - đèn, lau - nhàu, đưa - chưa)
- Tiếng thứ 8 của dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng tiếp theo (thơ - ngơ, gai - sai, chim - dim, mây - gầy, mơ - tơ, sen - mèn, mưa - đưa)
- Ngắt nhịp: hầu hết các câu thơ đều ngắt nhịp chẵn 2/2/2, 2/4/2, 4/4 như:
Rung rinh/ bờ dậu/ hoa bìm Màu hoa tim tím/ tôi tìm tuổi thơ Có con/ chuồn ớt/ lơ ngơ Bay lên bắt nắng/ đậu hờ nhành gai…
- Thanh điệu:
- Các tiếng thứ 2, 4, 6 trong câu thơ lục được gieo thanh B - T - B (bằng - trắc - bằng)
- Các tiếng thứ 2, 4, 6, 8 trong câu thơ bát được gieo thanh B - T - B - B (bằng - trắc - bằng - bằng)
Có bầy (B) đom đóm (T) thắp đèn (B) đêm thâu (B)
Câu 2
Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc lại bài thơ và xem tình cảm của tác giả được thể hiện như thế nào.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tác giả đã thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, trân trọng, tự hào với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.
Tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ: nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ, qua đó bộc lộ tình yêu quê hương.
Tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện trong bài thơ là:
- Tình yêu thương sâu đậm khi luôn nhớ về những hình ảnh bình dị của cuộc sống ngày thường ở quê hương
- Nỗi nhớ mong da diết khi thường nhớ nhung những kỉ niệm tuổi thơ gắn với quê hương
- Khát khao được trở về với quê hương, nguồn cội sau bao năm tháng lang bạt, xa quê
Câu 3
Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.
Phương pháp giải:
Câu hỏi này yêu cầu trình bày về sự độc đáo của bài thơ qua các hình thức nghệ thuật, em quan sát và trình bày những độc đáo về từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Nét độc đáo của bài thơ:
+ Ngôn ngữ bình dị, giọng điệu nhẹ nhàng thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê.
+ Hình ảnh gần gũi, thân quen của chốn thôn quê.
+ Biện pháp tu từ: điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy…
=> Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.
Hình ảnh độc đáo “Có con thuyền giấy chở mộng mơ”: Con thuyền giấy mang theo những mơ ước của tuổi thơ.
Biện pháp tu từ: điệp từ “có” kết hợp với liệt kê các hình ảnh như con chuồn chuồn, cây hồng trĩu cành… gợi ra những hình ảnh thân thuộc của quê hương, bộc lộ nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
Một số nét độc đáo của bài thơ:
- Sử dụng thể thơ lục bát dân dã, bình dị, quen thuộc của văn học dân gian Việt Nam
- Sử dụng điệp từ "có" (7 lần), giúp liệt kể, gợi nhắc những hình ảnh, kỉ niệm đẹp của tuổi ấu thơ (cây hồng trĩu quả, cánh diều, bến sông, con thuyền giấy, con dế mèn, đom đóm, chim cuốc...) → Khắc họa tuổi thơ tươi đẹp, bình yên và gần gũi với thiên nhiên của tác giả
- Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (con mắt lá lim dim, cào cào tránh nắng...) giúp hình ảnh tuổi thơ trở nên sống động, hấp dẫn. Từ đó khắc họa nét ngây ngô, trong sáng của tác giả lúc còn nhỏ qua lăng kính tuổi thơ
Bài đọc