Soạn bài Kiếm tra tổng hợp cuối học kì I - Ngắn gọn
Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I Ngữ văn 11 trang 208 ngắn gọn nhất, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài.
PHẦN I
I - TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | D | C | C | D | C | D |
Câu | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | D | D | D | A | A | D |
PHẦN II
II - TỰ LUẬN
Câu 1 (trang 210 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Thân bài:
* Giải thích:
- Tự học: Tự học là chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng mà không cần sự hướng dẫn, nhắc nhở hay ép buộc của người khác.
* Phân tích, chứng minh, bình luận
- Biểu hiện, những cách thức thực hiện của việc tự học?
- Lợi ích và hứng thú của việc tự học.
+ Giúp người học chủ động.
+ Khiến kiến thức trở nên sống động, vững vàng hơn.
+ Tạo hứng thú cho quá trình học tập, kích thích tư duy phát triển, sáng tạo.
- Tự học trong mối quan hệ với học hỏi nói chung: Tự học là một phần quan trọng của học hỏi, muốn học hỏi có hiệu quả phải biết cách tự học.
- Liên hệ thực tiễn.
- Bài học nhận thức và hành động.
Kết bài: Khẳng định vấn đề.
Câu 2 (trang 210 SGK Ngữ văn 11 tâkp 1)
Gợi ý:
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Thạch Lam
- Giới thiệu tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
Thân bài:
- Khẳng định cả hai ý kiến đều đúng
- Phân tích, chứng minh, bình luận
* Hai đứa trẻ trước hết là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn.
- Hình ảnh ngày tàn được báo hiệu bằng tiếng trống thu không, mặt trời lặn,...
- Hình ảnh phiên chợ tan: Mọi người gần như đã về hết, chỉ còn lại đôi người đang còn dở câu chuyện; trên đất la liệt rác rưởi; lũ trẻ con đang cố nhặt nhạnh, tìm tòi những gì còn có thể dùng được của những người bán hàng để lại,...
- Hình ảnh những kiếp người tàn:
+ Hai chị em Liên với gian hàng nhỏ
+ Mẹ con chị Tí, ngày nào cũng dọn hàng nhưng "cũng chẳng bán được bao nhiêu"
+ Cụ Thi điên
+ Bác phở Siêu
+ Vợ chồng bác Xẩm
=> Tất cả gợi lên nhịp sống đơn điệu, quẩn quanh và tẻ nhạt, bế tắc của phố huyện. Những con người lụi tàn, đang bị xã hội lãng quên.
* Tuy thế, Hai đứa trẻ còn là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Tất cả những con người nghèo khổ, tội nghiệp (nhất là chị em Liên) ở cái phố huyện buồn tẻ ấy dù khổ sở nhưng vẫn không nguôi hi vọng. Niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn được gửi gắm vào hình ảnh đoàn tàu. Đêm nào cũng vậy, chị em Liên và những người dân ở phố huyện nghèo khổ ấy chờ đợi một chuyến tàu qua, bởi nó mang đến cho cuộc sống của họ ánh sáng, niềm vui (dù rất nhanh, rất nhỏ). Chuyến tàu là cái gì đó đối lập, khác hẳn với cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo của họ. Nó gợi cho họ niềm tin, niềm hi vọng vào một cái gì đó đẹp đẽ hơn cho cuộc sống của họ trong tương lai.