Soạn bài Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu siêu ngắn
Soạn bài Lẽ ghét thương siêu ngắn nhất trang 45 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Trả lời c âu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
- Những điều ông Quán ghét (10 câu):
+ Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương, Ngũ Bá…
+ Điểm chung của vua chúa được nhắc tới: ăn chơi, hoang dâm vô độ, ham quyền lợi, tranh đoạt quyền lợi.
+ Căn nguyên của sự ghét do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm dân lầm than, khốn khổ.
- Lẽ thương của ông Quán (14 câu):
+ Nói tới những bậc hiền tài phải chịu lận đận, không được ước nguyện giúp đời: Khổng Tử, Nhan Uyên, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Hàn Dũ…
+ Những trí thức nho sĩ có tài, có đức, ngay thẳng nhưng không gặp thời.
+ Tác giả tìm thấy bóng dáng mình trong ước mơ lập thân giúp đời.
Câu 2
Trả lời c âu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Đoạn trích thành công khi sử dụng cặp từ "ghét" - "thương":
- Cặp từ này được lặp lại 12 lần, sắp sóng đôi, đăng đối linh hoạt.
- Phép lặp cũng được vận dụng linh hoạt từ hai từ "ghét"-"thương" đã giúp biểu hiện nổi bật, phân minh tình cảm của tác giả.
- Thương và ghét rành rọt, không mập mờ, không nhạt nhòa, chung chung.
=> Tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương, căm ghét đạt đến tột cùng, đều nồng nhiệt.
Câu 3
Trả lời c âu 3 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Yêu và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít trong tâm hồn nhà thơ:
- Tác giả xót xa trước cảnh lầm than, khổ cực của nhân dân và những con người tài hoa bị vùi dập.
- Căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào cảnh ngộ éo le.
- Tình cảm yêu - ghét đan xen, nối tiếp nhau.
=> Đoạn thơ mang tính triết lý đạo đức mà không khô khan, cứng nhắc, ngược lại rất trữ tình, dạt dào cảm xúc.
Luyện tập
- Câu thơ trong đoạn trích thể hiện rõ nhất toàn bổ ý nghĩa và tư tưởng của cả đoạn đó là câu:
“Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”
Căn nguyên của sự ghét là lòng thương, thương chính là gốc. Hai tình cảm đối lập nhưng thực chất là sự thống nhất, bổ sung và hổ trợ cho nhau. Câu thơ mang tư tưởng nhân đạo rất sâu sắc. Ghét không phải vì muốn ghét, vì căm tức mà lẽ ghét sinh ra từ lẽ thương. Càng thương cái tốt đẹp, nhân nghĩa bao nhiêu thì càng ghét cái bạo lực, hung tàn, ích kỷ bấy nhiêu.
Bố cục
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (từ câu 1 đến câu 6): Lời đối đáp giữa ông Quán với Tử Trực và Vân Tiên.
- Phần 2 (từ câu 7 đến câu 16): Lẽ ghét.
- Phần 3 (các câu còn lại): Lẽ thương.
ND chính
Đoạn trích Lẽ ghét thương nói lên những tình cảm yêu, ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. |