Soạn bài Liên kết câu và đoạn văn (chi tiết) — Không quảng cáo

Soạn văn 9 tất cả các bài, Ngữ văn 9 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Liên kết câu và đoạn văn


Soạn bài Liên kết câu và đoạn văn (chi tiết)

Soạn bài Liên kết câu và đoạn văn trang 42 SGK Văn 9 tập 2. Câu 1. Chủ đề của đoạn văn là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào? Nêu một trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là hợp lí.

Phần I

KHÁI NIỆM LIÊN KẾT

Đọc đoạn văn (trang 43 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng cây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ )

1. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?

2. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn.

3. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào (chú ý các từ ngữ in đậm)?

Trả lời:

1. Đoạn văn trên bàn về tâm sự người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.

Chủ đề ấy là một bộ phận gắn với chủ đề chung của văn bản là Tiêng nói của văn nghệ .

2. Nội dung chính của mỗi câu

- Câu 1: Vật liệu xây dựng nên tác phẩm là thực tại

- Câu 2: Người nghệ sĩ muốn gửi tâm sự mình vào tác phẩm.

- Câu 3: Mục đích của tâm sự gửi gắm trong tác phẩm.

Ba câu trên cùng làm nối rõ chủ đề cả đoạn. Trình tự các ý hợp lôgíc được sắp xếp đi từ rộng đến hẹp, từ xa đến gần.

3. Mối quan hệ giừa nội dung các câu thể hiện ớ sự lặp các từ Tác phẩm

- Lặp từ “tác phẩm” và từ cùng trường nghĩa với từ “tác phẩm”: “nghệ sĩ”.

- Phép thế “nghệ sĩ” bằng từ “anh”.

- Dùng quan hệ từ “nhưng”.

- Dùng cụm từ “cái đã có rồi” đồng nghĩa với cụm từ “những vật liệu mượn ở thực tại”.

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

- Chủ đề của đoạn là khẳng định điểm mạnh, yếu về năng lực trí tuệ của người Việt.

- Nội dung các câu trong đoạn phục vụ chủ đề ấy :

- Câu (1, 2): khẳng định và phân tích tính ưu việt của những điểm mạnh.

- Câu (3, 4): Khẳng định và phân tích điểm yếu.

- Câu (5): Nhiệm vụ cấp bách.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

- Liên kết:

+ Phép nối: Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn - ấy là.

+ Phép thế: sự thông minh, nhạy bén với cái mới - Bản chất trời phú ấy.

+ Phép lặp: lỗ hổng - lỗ hổng này (câu 4 và 5).


Cùng chủ đề:

Soạn bài Kiểm tra về truyện trung đại (chi tiết)
Soạn bài Làng
Soạn bài Làng trang 162 SGK Văn 9 (chi tiết)
Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa trang 180 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (chi tiết)
Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa trang 180 SGK Văn 9
Soạn bài Liên kết câu và đoạn văn (chi tiết)
Soạn bài Liên kết câu và đoạn văn (luyện tập) (chi tiết)
Soạn bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (chi tiết)
Soạn bài Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp (chi tiết)