Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta hiện thân cho hạng người nào? Người kể chuyện có thái độ với các nhân vật này như thế nào? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Nội dung chính
Phê phán, châm biếm phát minh và sự tự mãn của vị giáo sư. Vì đã là vi trùng gây đau mắt và có thể gây mất thị giác cho người bệnh thì nó là vi trùng có hại. Việc phát hiện ra con vi trùng khiến ông vui mừng đến nỗi không để tâm việc chữa trị cho bệnh nhân trong khi trọng trách lớn nhất của người bác sĩ là cứu người, những điều nên là thì bác sĩ lại quên. |
Câu 1
Câu 1 (trang 114, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta hiện thân cho hạng người nào? Người kể chuyện có thái độ với các nhân vật này như thế nào? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta hiện thân cho hạng người tự cao, tự mãn, cho rằng mình xuất chúng, giỏi giang, mừng rỡ khi phát hiện ra loại vi trùng quý hiếm mà không quan tâm đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.
- Người kể chuyện có thái độ dè bỉu với các nhân vật này.
- Dựa vào lời văn trong văn bản và những cuộc hội thoại giữa các nhân vật.
- Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta hiện thân cho hạng người tự mãn. - Người kể chuyện có thái độ dè bỉu, khinh thường đối với các nhân vật này.
- Dựa vào lời văn cho thấy sự tự mãn của các nhân vật.
Câu 2
Câu 2 (trang 115, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Theo em, những yếu tố góp phần tạo ra tiếng cười trong văn bản này là gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Theo em, những yếu tố góp phần tạo ra tiếng cười trong văn bản này là từ tình huống của truyện và lời văn của tác giả. Một bệnh nhân đau mắt đến gặp giáo sư, ông giáo sư tự mãn vì tìm thấy con vi trùng quý hiếm trong mắt bệnh nhân. Sự ngược đời ở chỗ, các trợ giảng cảm thấy vui mừng, tự hào vì phát minh được cho là vĩ đại này mà quên mất không chữa trị mắt cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân bị mù. Đó chính là sự châm biếm của tác giả cho những con người tự mãn ở trong truyện.
Theo em, yếu tố góp phần tạo ra tiếng cười trong văn bản này là từ tình huống của truyện và lời văn của tác giả.
Những yếu tố góp phần tạo ra tiếng cười trong văn bản:
- Tình huống truyện
- Lời văn của tác giả
Theo em, những yếu tố góp phần tạo ra tiếng cười trong văn bản này là tình huống truyện và lời văn của tác giả. Việc giáo sự tự mãn đến việc các trợ giảng hiểu ý của ông và sự tự hào khi xem ra được loại vi trùng mới hay việc thay đổi dựa trên biểu hiện của bệnh nhân cho thấy sự châm biếm của tác giả.
Câu 3
Câu 3 (trang 115, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nhận xét về cách đặt nhan để cho văn bản và cách sử dụng cụm từ “loại vi trùng quý hiếm” trong văn bản.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Cách đặt nhan đề cho văn bản và cách sử dụng cụm từ “Loại vi trùng quý hiếm” trong văn bản hoàn toàn nhằm mục đích châm biếm chứ không phải ca ngợi phát minh vĩ đại. Đã là vi trùng gây đau mắt và có thể gây mất thị giác cho người bệnh thì nó là vi trùng có hại. Điều này hoàn toàn là châm biếm vị giáo sư tự mãn này. Việc phát hiện ra con vi trùng khiến ông vui mừng đến nỗi không để tâm việc chữa trị cho bệnh nhân trong khi trọng trách lớn nhất của người bác sĩ là cứu người, những điều nên là thì bác sĩ lại quên. Khi bệnh nhân đã bị mù thì ông ta lại tươi cười rạng rỡ khẳng định mình đã nói đúng về con vi trùng.
Cách đặt nhan đề cho văn bản và cách sử dụng cụm từ “Loại vi trùng quý hiếm” trong văn bản hoàn toàn nhằm mục đích châm biếm chứ không phải ca ngợi phát minh vĩ đại.
Cách đặt nhan đề không sử dụng với mục đích ca ngợi mà được sử dụng với mục đích châm biếm, loại vi trùng này bình thường nhưng do con người tự mãn nên nó trở thành quý hiếm, bác sĩ không chữa trị cho bệnh nhân mà dựa trên tình hình của bệnh nhân để thể hiện sẽ tự mãn của mình đối với một phát hiện mới.