Soạn bài Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng - ngắn gọn nhất
Soạn bài Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng ngắn nhất trang 144 SGK ngữ văn 8 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Phần I
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ
Trả lời câu hỏi (trang 144 SGK Ngữ văn 8, tập 1):
1. Chuẩn bị dàn ý với đề bài: Thuyết minh về cái phích (bình thuỷ).
2. Yêu cầu chung: Trình bày được công dụng, các bộ phận cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt và cách bảo quản của cái phích.
3. Các bước chuẩn bị:
Quan sát và tìm hiểu về đối tượng thuyết minh:
- Công dụng của phích nước trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày; Phích nước giữ được nhiệt trong khoảng thời gian bao lâu?
- Tìm hiểu cấu tạo của phích nước:
+ Ruột phích: Tại sao phích lại giữ được nhiệt? Ruột phích làm bằng gì? Tại sao ruột phích nước lại được cấu tạo thành hai lớp, giữa hai lớp là khoảng chân không? Lớp bạc tráng bên trong có tác dụng gì? Tại sao miệng bình phải làm nhỏ?,…
+ Vỏ phích: Làm bằng chất liệu gì? Tác dụng? Người ta thường trang trí như thế nào?
- Để phát huy tác dụng của phích nước, tăng khả năng sử dụng, người ta phải sử dụng và bảo quản như thế nào? Những điều gì cần tránh khi sử dụng phích nước?
4. Lập dàn ý cho bài nói:
Mở bài : Giới thiệu chung về cái phích nước và vai trò (nêu định nghĩa).
Thân bài:
- Về nguồn gốc: là phát minh của nhà khoa học người Anh năm 1982.
- Về cấu tạo của cái phích nước gồm 2 bộ phận là ruột phích và vỏ phích:
+ Ruột phích làm bằng hai lớp thủy tinh. Giữa hai lớp thủy tinh là chân không để ngăn sự truyền nhiệt. Hai mặt đối diện của 2 lớp thủy tinh được tráng bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích. Phích được đậy nút kín để ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra bên ngoài.
+ Vỏ phích thường làm bằng nhựa.
- Bảo quản và sử dụng phích nước: Nên đặt khung gỗ để đặt và giữ phích, luôn đặt nơi khô ráo, sạch sẽ và tránh xa trẻ em đề phòng vỡ phích đổ nước sôi nguy hiểm.
Kết bài: Cảm nghĩ của em về chiếc phích nước.
Phần II
THỰC HIỆN TRÊN LỚP
1. Nói trước tổ, trước lớp; chú ý điều chỉnh giọng nói, nhấn mạnh những nội dung thuyết minh quan trọng (công dụng, cấu tạo, khả năng giữ nhiệt,…)
2. Lắng nghe bài nói của các bạn, nghi chép nhận xét của thầy, cô giáo; điều chỉnh dàn ý của mình.
3. Tham khảo những dàn ý được thầy, cô giáo đánh giá cao.