Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự siêu ngắn
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự siêu ngắn nhất trang 12 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Phần II
II - CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
1.
a . Các đoạn văn thể hiện đúng và rõ những dự kiến của Nguyên Ngọc. So sánh nội dung của các đoạn mở đầu và kết thúc:
- Giống: hai đoạn đều tả cánh rừng xà nu và làm nổi bật chủ đề của tác phẩm
- Khác:
+ Đoạn mở đầu tả cảnh rừng xà nu cụ thể, chi tiết, tạo hình tạo không khí mở đầu câu chuyện và lôi cuốn người đọc.
+ Đoạn kết thúc tả rừng xà nu trong khung cảnh xa mờ dần và bất tận gợi lên nhiều suy ngẫm về sự bất diệt của thiên nhiên và con người Tây Nguyên.
b. Kinh nghiệm từ cách viết của Nguyên Ngọc:
+ Trước khi viết/kể cần dự kiến đoạn mở đầu và đoạn kết thúc sao cho chặt chẽ, lôi cuốn
+ Đoạn mở đầu và kết thúc có thể giống hoặc khác nhau về đối tượng trình bày nhưng đều phải tập trung làm nổi bật tư tưởng chủ đề của bài văn.
2.
a . Đoạn văn về hậu thân của chị Dậu có thể coi là một đoạn văn tự sự và đoạn này thuộc phần thân bài, kể về sự việc quan trọng là chị Dậu về làng vào thời điểm CMT8/1945.
b . Đoạn văn thành công ở việc kể lại câu chuyện nhưng còn lúng túng ở những đoạn tả cảnh và thể hiện tâm trạng của chị Dậu.
3. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự:
+ Cần hình dung sự việc xảy ra như thế nào
+ Lần lượt kể lại diễn biến của nó (Chú ý sử dụng các phương tiện liên kết câu để đoạn văn mạch lạc và chặt chẽ).
+ Nội dung mỗi đoạn văn tuy khác nhau nhưng đều thể hiện một chủ đề và ý nghĩa văn bản.
+ Khi viết đoạn văn tự sự cần huy động năng lực quan sát, tưởng tượng, liên tưởng những kiến thức về cuộc sống và thành thạo các thao tác trong việc viết đoạn văn.
Phần III
III. LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
a. Đoạn trích kể lại sự việc Phương Định, cô thanh niên xung phong thời chống Mỹ, đang phá bom để mở đường ra mặt trận.
b. Trong đoạn trích có nhầm lẫn về ngôi kể.
- Trong truyện ngắn nhà văn dùng ngôi kể thứ nhất.
- Đoạn trích được chép lại đã thay đại từ "tôi" bằng đại từ "cô" hoặc danh từ riêng Phương Định ở một số câu. Cần sửa lại theo ngôi kể thứ nhất.
c. Kinh nghiệm: cần nhất quán về ngôi kể trong văn bản tự sự.
Câu 2 (trang 99 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Người đẹp anh yêu phải gồng gánh theo chồng, chân cất bước mà lòng chẳng nguôi ngoai. Cô vừa đi vừa ngoảnh lại mong ngóng nhìn thấy hình bóng người thương. Mỗi bước đi như một vết cứa vào lòng bởi mỗi bước đi thêm kéo dài khoảng cách giữa hai người. Cứ qua một cánh rừng, người đẹp anh yêu lại tìm cách trì hoãn để được ngồi đợi người yêu. Đôi mắt cô ngóng trông, đôi tay cô sốt ruột ngắt lá cà, lá ớt mà ruột gan cô đang ngổn ngang, rối bời. Đến khi người yêu theo kịp, cô mới bẻ lá xanh ngồi lại bên anh cho thỏa nỗi ngóng chờ.