Soạn bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm (chi tiết) — Không quảng cáo

Soạn văn 8 tất cả các bài, Ngữ văn 8 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Bài 25


Soạn bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm (chi tiết)

Soạn bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm trang 82 SGK Ngữ Văn 8 tập 2. Cho đề bài: “Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn”. Lập dàn bài các luận điểm, luận cứ và dự kiến cách trình bày.

Phần I

CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Trả lời câu 1 (trang 82, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

* Lập dàn bài các luận điểm, luận cứ

Mở bài: Giới thiệu vấn đề

Thân bài:

- Tình trạng học tập hiện tại của lớp

+ Nhiều bạn học tập tốt, chăm học

+ Tuy nhiên, một bộ phận còn ham chơi chưa chú ý học tập, khiến thành tích của bản thân và cả lớp đi xuống.

- Học tập chăm chỉ là điều rất cần thiết:

+ Giúp ta hiểu bài, nắm được kiến thức.

+ Đạt được kết quả cao trong học tập

+ Tạo hứng thú trong học tập, tránh xa các trò chơi vô bổ

- Cách để học tập chăm chỉ:

+ Trên lớp, chú ý nghe giảng

+ Ghi chép bài cẩn thận

+ Có kế hoạch học tập rõ ràng, thời gian biểu khoa học

+ Tham gia các hoạt động học nhóm, đôi bạn cùng tiến

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân

* Cách trình bày: Với hình thức báo tường và đối tượng là bạn bè, người viết có thể sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau, nhiều từ ngữ quen thuộc, gần gũi hằng ngày. Minh họa hình ảnh cho bài báo tường thêm sinh động, thu hút.

Phần II

LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

- Có luận điểm còn chứa đựng những nội dung không phù hợp với luận đề.

- Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và luận đề không được hoàn toàn sáng rõ

- Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí.

Có thể sắp xếp lại hệ thống luận điểm trên như sau:

Câu a) -> câu c) -> câu e) -> câu b) -> câu d).

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a) Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc

b) Cách sắp xếp như trên là hợp lý, tuy nhiên còn có cách sắp xếp khác như sau: (2), (3), (1), (4)

c) Có thể viết câu kết đoạn như sau:

- Lúc bấy giờ, các bạn muốn vui chơi nữa, liệu có được không?

- Lúc bấy giờ, các bạn không muốn vui chơi thoải mái nữa, liệu có được không?

- Tóm lại, không chăm chỉ học tập, chúng ta sẽ tự đánh mất tương lai của chính mình.

d)

- Nếu kết luận theo hướng trên thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

- Có thể biến đổi đoạn văn này thành đoạn văn diễn dịch nhưng phải thay đổi cách dẫn dắt, chuyển ý.

Ví dụ: "Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau: cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 84, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Các luận điểm:

- Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Sách cung cấp cho ta những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống.

- Tiếp xúc với sách, con người có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại. Đó là một phương tiện không gì thay thế được.

- Bởi vậy, đọc sách là công việc vô cùng bổ ích mà qua đó, con người có thể không ngừng làm giàu vốn tri thức của mình.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập Tóm tắt văn bản tự sự (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập làm văn bản thông báo (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập làm văn bản tường trình (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận (chi tiết)
Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (Luyện tập) (chi tiết)
Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (chi tiết)
Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự (chi tiết)