Soạn bài "Mẹ vắng nhà" - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
Kể tên một bộ phim thiếu nhi mà em yêu thích nhất. Vì sao em yêu thích bộ phim đó?
Nội dung chính
“Mẹ vắng nhà” là bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sự sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh. |
Chuẩn bị đọc
(trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Kể tên một bộ phim thiếu nhi mà em yêu thích nhất. Vì sao em yêu thích bộ phim đó?
Phương pháp giải:
Vận dụng những trải nghiệm cá nhân
Lời giải chi tiết:
“Mộ đom đóm” là bộ phim thiếu nhi em yêu thích nhất vì nói về tình cảm anh em rất cảm động.
Trải nghiệm cùng VB 1
Câu 1 (trang 50, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn 3.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Thông tin cơ bản: kể về cuộc sống của mẹ con chị Út Tịch trong chiến tranh Việt Nam giữa những ngày tháng khốc liệt nhất.
- Thông tin chi tiết:
+ Mở đầu là cảnh chị Út Tịch và năm đứa con hạnh phúc
+ Chị làm nhiệm vụ tải lương và để năm đứa con ở nhà
+ Bé - chị cả thay mẹ chăm lo cho các em
+ Thường xuyên leo lên cây ngóng mẹ và kể về việc mẹ đánh giặc cho các em nghe
Trải nghiệm cùng VB 2
Câu 2 (trang 51, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đoạn 6 đề cập đến phương diện nào của bộ phim?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Phương diện nhân vật của của bộ phim.
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (trang 51, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Có thể chia văn bản thành mấy phần? Tóm tắt nội dung của từng phần.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Giới thiệu các thông tin khái quát về bộ phim tác giả, đạo diễn…
- Phần 2: Diễn biến của bộ phim thông qua hoàn cảnh của chị Út Tịch và con gái - nhân vật Bé.
- Phần 3: Ca ngợi những con người Việt Nam yêu nước.
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (trang 51, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Xác định thông tin cơ bản của văn bản. Thông tin đó được thể hiện qua những chi tiết nào? Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các chi tiết và thông tin cơ bản của văn bản.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Thông tin cơ bản |
|
Giới thiệu khái quát |
- Đạo diễn: Nguyễn Khánh Dư - Đoạt giải liên hoan phim năm 1973 - Tác phẩm được chuyển thể từ truyện ngắn “Người mẹ cầm súng” và “Người mẹ vắng nhà” của nhà văn Nguyễn Thi |
Bối cảnh |
Vùng sông nước Nam Bộ - điều làm nên thành công phim còn là tinh thần, lòng dũng cảm… |
Nội dung |
- Mở đầu là cảnh chị Út Tịch và năm đứa con hạnh phúc - Chị làm nhiệm vụ tải lương và để năm đứa con ở nhà - Bé - chị cả thay mẹ chăm lo cho các em - Thường xuyên leo lên cây ngóng mẹ và kể về việc mẹ đánh giặc cho các em nghe |
Yếu tố làm nên sự thành công của bộ phim |
- Đạo diễn có tài năng trong việc tạo dựng không khí, bối cảnh - Nhân vật là linh hồn của bộ phim |
Ý nghĩa |
Bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sự sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh |
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (trang 51, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Mục đích: ca ngợi những con người Việt Nam yêu nước, thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tài liệu để tìm về quá khứ.
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (trang 51, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Việc kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (áp phích) góp phần như thế nào vào việc thể hiện mục đích viết của tác giả?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Giúp nội dung được thể hiện sinh động hấp dẫn và gây sự tò mò cho người nhìn.
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (trang 51, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Thực hiện nhiệm vụ sau:
a. Phỏng vấn sáu bạn (ba nam và ba nữ) trong lớp về hai câu hỏi sau: Bạn xem video clip, xem phim hay đọc sách nhiều hơn? Vì sao?
b. Thống kê các câu trả lời và rút ra một số nhận xét về kết quả phỏng vấn
Phương pháp giải:
Vận dụng phương pháp phỏng vấn
Lời giải chi tiết:
a. Câu trả lời nhận được là các bạn xem video nhiều hơn vì nó ngắn gọn, tóm gọn nội dung
b. Một số nhận xét về kết quả phỏng vấn:
- Xã hội càng phát triển thì con người lại càng sống gấp gáp
- Chúng ta hiện nay luôn tìm đến tất cả những gì nhanh, gọn, thuận tiện cho bản thân
- Nhiều khi cách sống vội làm cho con người đánh mất nhiều thông tin, nhiều giá trị cao cả.