Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 11, ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 2: Hành trang vào tương lai


Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết

Bạn hãy tìm hiểu về Ma-la-la Diu-sa-phdai, Ngày Ma-la- la và chia sẻ với các thành viên trong lớp. Chỉ ra các yếu tố tự sự trong văn bản

Trước khi đọc

Câu hỏi ( trang 37,SGK Ngữ Văn 11):

Bạn hãy tìm hiểu về Ma-la-la Diu-sa-phdai, Ngày Ma-la- la và chia sẻ với các thành viên trong lớp.

Phương pháp giải:

Dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo về lịch sử đã học hoặc đã xem, sau đó rút ra những hiểu biết về nhân vật Ma-la-la Diu-sa-phdai và Ngày Ma-la-la.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Ma-la-la Diu-sa-phdai (12/07/1997) là nhà hoạt động nữ quyền người Pakistan, cô đã từng đoạt giải Nobel Hòa Bình khi chưa đủ 18 tuổi. Cô là nguồn cảm hứng cho giới trẻ trên toàn thế giới - sẵn sàng mạo hiểm mạng sống của mình vì phúc lợi và tương lai của những phụ nữ và trẻ em gái khác. Malala từng nói: "Tôi chia sẻ câu chuyện của mình không phải vì nó là độc nhất, mà vì đó là câu chuyện của rất nhiều cô gái"

- Ngày Ma-la-la (Malala Day) tức ngày 12/7 - ngày của quyền được học hành của các bé gái và phụ nữ khắp hành tinh. Ngày 12-7-2013 là ngày đáng nhớ trong cuộc đời của Malala Yousafzai. Ðó là sinh nhật thứ 16 của cô gái dũng cảm người Pakistan và cũng là ngày cô xuất hiện trước toàn thế giới để đấu tranh cho quyền đi học của các bé gái.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Ma-la-la Diu-sa-phdai là một nhà hoạt động xã hội người Pakistan, được nhận giải thưởng Nô -ben Hòa bình năm 2014.

- Cô là người công khai lên tiếng phản đối việc cấm đoán phụ nữ đi học và phá hủy các trường học dành cho trẻ em gái ở Pakistan.

- Ngày Ma–la –la là ngày cô xuất hiện trước toàn thế giới để đấu tranh cho quyền đi học của các bé gái.

Ma- la- la Diu- sa- phdai là một nhà đấu tranh vì quyền giáo dục cho phụ nữ nổi tiếng ở Pakistan, cô đã từng đạt giả Nobel Hòa Bình khi chưa đủ 18 tuổi. Và cô đã từng nói thế này "Chúng ta hãy nhớ rằng một đứa trẻ, một giáo viên, một quyển sách và một cái bút có thể thay đổi cả thế giới"

Năm 2012, do công khai đứng lên phản đối việc ngăn cấm phụ nữ đi học và lên án hành động phá hủy trường học dành cho trẻ em gái ở Pakistan mà Ma-la-la đã bị các tay súng căm ghét và bắn trọng thương. Tuy vậy, Ma- la- la vẫn không bỏ cuộc, sau khi khỏe lại, cô vẫn can đảm đứng lên đấu tranh. Và may mắn đã mỉm cười với cô, cô đã được vinh danh và dành được rất nhiều giải thưởng quốc tế lớn. Đặc biệt là vào ngày 12 tháng 7 năm 2003, cô đã được vinh dự mời đến đọc diễn văn trước toàn thể Đại hội đồng Giới trẻ Liên Hợp Quốc, để kêu gọi quyền được tiếp cần nền giáo dục cho toàn thể các trẻ em gái trên thế giới. Qua đó Ma- la- la nhận được rất sự ủng hộ từ công chúng đồng thời Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 12 tháng 7 hàng năm là ngày Ma- la- la để kỉ niệm cho sự kiện to lớn này.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 1

Câu 1 ( trang 39 SGK Ngữ Văn 11):

Chỉ ra các yếu tố tự sự trong văn bản

Phương pháp giải:

Xem lại đoạn văn mở đầu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Yếu tố tự sự xuất hiện trong văn bản trên :

- “…, khi chúng tôi ở quận Xơ-goát (Swat), miền bắc Pa-kít-xtan, chúng tôi đã nhìn thấy súng đạn và khi đó chúng tôi nhận ra bút và sách quan trọng như thế nào”

- “…. họ đã giết mười bốn sinh viên y khoa vô tội trong một vụ tấn công mới đây ở Két-ta (Quetta)”

- “….họ đã giết rất nhiều cô giáo và nhân viên y tế ở Kai-bơ Pác-tun Goa (Khyber Pukhtoon Khwa) và FATA”

- “…. nhất là Pa-kít-xtan và Áp-ga-nít-xtan (Afghanistan), trẻ em vẫn không được đến trường vì khủng bố, chiến tranh và xung đột…Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhân của tệ lạm dụng lao động trẻ em. Ở Ni-giê-ri-a (Nigeria),nhiều trường học bị tàn phá. Người dân ở Áp-ga-nít-xtan suốt nhiều thập kỉ qua đã phải chịu thiệt thòi vì những rào cản của chủ nghĩa cực đoan. Các bé gái bị bóc lột sức lao động trẻ em ngay trong gia đình và bị ép phải tảo hôn”

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Các yếu tố tự sự trong đoạn này là:

- Kể các câu chuyện đời thường, theo chuỗi các sự việc:

+ […] Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhận của tệ lạm dụng lao động trẻ em.

+ Ở Nigeria, nhiều trường học bị tàn phá.

- Diễn đạt, rõ ràng, lời văn gần gũi.

Yếu tố tự sự: Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhân của tệ lạm dụng lao động trẻ em. Ở Ni-giê-ri-a nhiều trường học bị tàn phá,.....

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 2

Câu 2 ( trang 40, SGK Ngữ Văn 11):

Việc lặp lại cấu trúc “ Chúng tôi kêu gọi…” có tác dụng gì ?

Phương pháp giải:

Tìm và xác định cấu trúc lặp có trong đoạn văn bản trên. Sau đó chỉ ra tác dụng về mặt hình thức và mặt nội dung của cấu trúc ấy.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Việc lặp lại cấu trúc “ Chúng tôi kêu gọi…” có tác dụng làm cho nội dung bài đọc trở nên thu hút, có nhịp điệu, mang tính liên kết cao

- Đồng thời việc lặp lại cấu trúc nhằm nhấn mạnh đến đối tượng mà tác giả muốn truyền tải.

- Thể hiện sự mong muốn, kêu gọi tất cả mọi người hãy trả lại công bằng, trả lại sự bình đẳng cho trẻ em gái.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Việc lặp lại cấu trúc “Chúng tôi kêu gọi…” có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định tinh thần mãnh liệt, ý chí quyết tâm của Ma-la-la và mọi người đang đứng dậy kêu gọi và chiến đấu vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Việc lặp lại cấu trúc có tác dụng nhấn mạnh đến đối tượng mà tác giả muốn truyền tải. Thể hiện sự mong muốn, kêu gọi tất cả mọi người hãy trả lại công bằng, trả lại sự bình đẳng cho trẻ em gái.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11):

Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong văn bản dựa vào sơ đồ sau

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản, tìm và chỉ các hệ thống luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng xuất hiện trong bài. Sau khi xác định, trình bày thành sơ đồ 1 cách cụ thể, khoa học.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Luận đề 1: Mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đều được quyền bảo vệ quyền lợi của mình.

- Ma-la-la Diu-sa-ph dai đại diện cho mọi người đứng lên đòi sự bình đẳng cho nữ giới

- Hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền, hàng trăm nhân viên xã hội đã lên tiếng bảo vệ nhân quyền, đấu tranh để đạt được những mục tiêu khác về giáo dục, hòa bình và bình đẳng

Luận đề 2 : Tầm quan trọng bút và sách - Giáo dục mang tới sức mạnh to lớn khiến họ sợ hãi.

- Họ sợ phụ nữ.

- Sức mạnh từ tiếng nói của phụ nữ khiến họ sợ hãi.

- Muốn có giáo dục thì phải có hoà bình

Luận đề 3 : Đã đến lúc mọi người lên tiếng đòi công bằng và hoà bình

- Kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy thay đổi những chính sách chiến lược của mình

- Kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới; đấu tranh chống lại  khủng bố và bạo lực để bảo vệ trẻ em trước hung tàn và tổn hại.

- Kêu gọi các quốc gia hỗ trợ mở rộng cơ hội giáo dục

- Kêu gọi các cộng đồng trên thế giới hãy khoan dung - hãy khước từ những định kiến dựa trên đẳng cấp, tín ngưỡng, giáo phái….

- Kêu gọi các chị em gái trên toàn thế giới hãy can đảm.

Xem thêm
Cách 2

* Luận điểm 1: Nêu lí do và khẳng định quyền lợi

- Lí lẽ dẫn chứng:

+ “Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình”.

+ “Tôi cất tiếng – không phải để thét lên, mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói.”

+ …

* Luận điểm 2: Đưa ra các nguyên nhân nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.

+ “Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhận của tệ lạm dụng lao động trẻ em.”

+ “Ở Nigeria, nhiều trường học bị tàn phá.”

+ Người dân ở Áp-ga-nít-xtan suốt nhiều thập kỉ qua đã phải chịu thiệt thòi vì những rào cản của chủ nghĩa cực đoan.

+ …

* Luận điểm 3: Lời kêu gọi

- Lí lẽ dẫn chứng:

+ “Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới rằng tất cả các thỏa thuận hòa bình phải hướng đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em […]

+ “Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả các trẻ em trên toàn thế giới.

+ ….

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng nào trong bài viết đã tạo cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng ấy đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?

Phương pháp giải:

Chọn ra luận điểm, lí lẽ, bằng chứng đã gây ấn tượng sâu sắc nhất, giải thích vì sao lại chọn đó là luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mình ấn tượng.Sau đó tìm ra luận đề của những luận điểm, lí lẽ bằng chứng ấy.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Luận điểm gây ấn tượng “... hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền, hàng trăm nhân viên xã hội đã lên tiếng bảo vệ nhân quyền, và không chỉ có thế, học còn đang đấu tranh để đạt được những mục tiêu khác về giáo dục, hòa bình và bình đẳng”

Luận điểm này gây ấn tượng mạnh vì đã chỉ ra cho người đọc thấy được sự nỗ lực, cống hiến hết mình của mọi người nhằm đòi quyền bình đẳng cho nhân loại. Đồng thời luận điểm này còn đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cho lời phát biểu của Ma-la-la có tính thuyết phục, thu hút người nghe hơn. Luận điểm này giúp cho tiền đề của luận đề trở nên chắc chắn, có tính chính xác, độ uy tín cao,

Luận điểm trên là của luận đề: tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ, mọi con người trên nhân loại này có thể bảo vệ, đấu tranh đòi quyền lợi cho chính mình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Dẫn chứng trong bài viết tạo cho em ấn tượng rõ rệt nhất là: “Tôi cất tiếng – không phải để thét lên, mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói.” Vì câu nói thể hiện bản lĩnh, sự tự tin của một người phụ nữ dám đứng lên, dám chiến đấu vì quyền lợi của bản thân và của tất cả mọi người xung quanh.

- Dẫn chứng trên đã giúp cho luận đề của văn bản được thể hiện rõ ràng, mạch lạc và có thuyết phục.

Luận điểm tầm quan trọng về bút và sách. Có các lí lẽ, dẫn chứng như

- Sức mạnh của giáo dục khiến họ sợ hãi. - Họ sợ phụ nữ - Sức mạnh từ tiếng nói phụ nữ khiến họ sợ hãi và là lí do họ giết nhiều cô giáo và nhân viên y tế….. - Muốn có giáo dục thì phải có hòa bình

Vì các luận chứng ấy đã cho thấy vai trò to lớn của bút và sách, là công cụ có thể khiến cho họ phải sợ, phải kiêng nể.

Cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí. Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó vấn đề nghị luận được làm sáng rõ hơn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Văn bản viết ra nhằm mục đích gì? Tác giả đã bày tỏ thái độ, tình cảm như thế nào đối với các vấn đề được nêu trong văn bản?

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản và tìm ra nội dung, chủ đề chính của văn bản; từ đó cho biết văn bản viết ra nhằm mục đích gì. Đồng thời, dựa vào các luận đề, luận điểm và nội dung chính của bài; xác định thái độ, tình cảm của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Văn bản viết ra nhằm mục đích nêu lên tội ác của những kẻ khủng bố, kẻ cực đoan đã làm với những người vô tội. Từ những tội ác ấy, tác giả đại diện cho tất cả mọi người đứng lên đòi quyền bình đẳng, bảo vệ quyền lợi con người.

Qua văn bản, có thể thấy, thái độ và tình cảm của người viết đối với các vấn đề trong văn bản là thái độ phẫn uất, căm hờn trước tội ác của những kẻ khủng bố, kẻ cực đoan khi vạch ra tội ác của chúng “ hàng nghìn người đã bị những kẻ khủng bố sát hại, hàng triệu người bị thương” , đồng thời là giọng văn đanh thép, rắn rỏi; sẵn sàng đấu tranh vì lợi ích của tất cả mọi người “ tôi cao giọng - không phải để thét lên, mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói”

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Văn bản viết ra nhằm đòi quyền lợi được đi học của các bé gái, quyền được sống trong một đất nước hòa bình và bình đẳng.

- Tác giả đã bày tỏ thái độ quyết liệt, mạnh mẽ cùng sự đồng cảm giữa con người với người làm nổi bật ý chí và mục đích của văn bản.

Văn bản viết gia nhằm mục đích đấu tranh đòi công bằng cho giáo dục của nữ giới. Đồng thời qua tác phẩm, có thể thấy tác giả muốn kêu gọi mọi người hãy dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền công bằng giáo dục cho phụ nữ và trẻ em. Tác giả đã thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm của tác giả với phụ nữ và sự căm hận với các đối tượng gây bất bình đẳng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu nhận xét về nhan đề của văn bản.

Phương pháp giải:

Từ nhan đề của bài, đưa ra những nhận xét theo ý hiểu của mình.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhan đề Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới như một lời tuyên bố rắn rỏi, đanh thép, khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục. Chỉ bằng một cây bút và một quyển sách cũng đủ để làm cho tương lai cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Cây bút và quyển sách là  những công cụ cơ bản của giáo dục có thể mở ra cánh cửa và truyền cảm hứng cho sự thay đổi.

Nhan đề không chỉ là lời khẳng định tầm quan trọng của giáo dục mà còn là bức thông điệp kêu gọi mọi người không ngừng học tập, trau dồi vốn tri thức, hiểu biết để thay đổi cuộc sống và tạo ra một thế giới công bằng hơn. Nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đều có trách nhiệm hỗ trợ giáo dục và truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo để tạo ra sự khác biệt tích cực trong thế giới.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Nhan đề của tác phẩm cho chúng ta thấy được vai trò và xứ mệnh của việc học quan trọng như thế nào trong đời sống. Nhan đề có ý nghĩa quan trọng trong việc truyền tải phần lớn nội dung của văn bản đến người đọc, người nghe.

Nhan đề văn bản đã cho thấy đối tượng chủ yếu, xuyên suốt của tác phẩm là một quyển sách và một cái bút có thể thay đổi cả thế giới. Nhan đề đã thể hiện đầy đủ và làm rất tốt vai trò gợi mở của mình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Các yếu tố tự sự, miêu tả (nếu có) được nêu trong văn bản nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản, xác định các yếu tố tự sự, miêu tả (nếu có) sau đó cho biết mục đích của việc đưa những yếu tố ấy vào văn bản nhằm mục đích gì.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Các yếu tố tự sự, miêu tả được nêu trong văn bản nhằm mục đích bổ sung ý nghĩa, tạo tính liền mạch, diễn tả được tự nhiên hơn. Đặc biệt các yếu tố ấy giúp cho việc bàn luận về vấn đề trên sáng rõ và mang tính thuyết phục hơn. Nếu không có sự kết hợp của các biện pháp này thì yếu tố đó thì tính thuyết phục trong văn bản giảm đi nhiều.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Các yếu tố tự sự, miêu tả (nếu có) được nêu trong văn bản nhằm mục đích:

- Tái hiện rõ nét đời sống, thực trạng của con người đang khốn khó và khổ cực như thế nào trong hiện tại.

- Làm nổi bật các luận điểm, luận cứ giúp người đọc, người nghe dễ dàng nắm bắt.

- Giúp cho văn bản trở nên hấp dẫn và thu hút người đọc, người nghe.

Tự sự và miêu tả trong văn bản chỉ nhằm mục đích phụ trợ, giúp cho việc bàn luận về vấn đề trên sáng rõ hơn và mang tính thuyết phục hơn. Tuy những yếu tố tự sự và miêu tả này chỉ đóng vai trò phụ trong văn bản nhưng không có yếu tố đó thì tính thuyết phục trong văn bản giảm đi nhiều.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập một)

Bạn suy nghĩ gì về đề xuất của Ma-la-la: “Hãy đảm bảo quyền tự do và bình đẳng cho phụ nữ để họ phát triển. Một khi một nửa trong số chúng ta còn bị kìm hãm, thì tất cả chúng ta đều không thể thành công”?

Phương pháp giải:

Phân tích đề xuất của Ma-la-la và đưa ra những suy nghĩ trước đề xuất ấy

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đề xuất của Mai la-la: “Hãy đảm bảo quyền tự do và bình đẳng cho phụ nữ để họ phát triển. Một khi một nửa trong số chúng ta còn bị kìm hãm, thì tất cả chúng ta đều không thể thành công” có vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ và cần được thực hiện.

Phụ nữ hiện nay cần phải có tri thức nhiều hơn, có nền kinh tế độc lập và cần biết cách tạo ảnh hưởng của bản thân đối với các thành viên trong gia đình. Đặc biệt người phụ nữ hiện đại cần biết tổ chức cuộc sống gia đình, họ nên biết làm thế nào để chính mình làm sợi dây liên kết tình cảm giữa các thành viên. Nhờ tri thức và kiến thức học hỏi được, người phụ nữ biết phát huy sự sáng tạo, năng động, làm tốt bổn phận là một người vợ, một người mẹ, sống có trách nhiệm hơn, biết giáo dục con cái bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống gia đình.

Để làm được việc đó, trước tiên người phụ nữ cần phải có sự công bằng trong xã hội và giáo dục bởi vai trò của họ trong cuộc sống này là to lớn, cần kêu gọi để tất cả phụ nữ không còn bị đối xử bất bình đẳng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Em thấy đề xuất này là hoàn toàn chính xác:

Chúng ta chỉ có thể mạnh mẽ khi tất cả cùng chiến đấu, chính vì vậy khi phụ nữ bị kìm hãm sức mạnh của chúng ta cũng sẽ giảm đi một nửa. Và để chiến đấu chúng ta phải có trí tuệ, có sức mạnh và sự đồng lòng. Tri thức là nền tảng duy nhất và quan trọng giúp chúng ta có nhận thức, có ý chí và có quyết tâm lật đổ được những kìm hãm nô lệ, những kẻ khủng bố sát hại. Và chỉ có tri thức chúng ta mới có thể tự cứu lấy bản thân mình và những người chúng ta yêu quý.

Đề xuất của Mai la-la là đúng và rất cần được thực hiện bởi vì phụ nữ có vai trò rất quan trọng. Người phụ nữ hôm nay có tri thức nhiều hơn, được độc lập về kinh tế nhiều hơn, và đồng thời cũng biết cách tạo ảnh hưởng của bản thân đối với các thành viên trong gia đình rõ nét hơn. Và hơn hết, người phụ nữ hiện đại cần biết tổ chức cuộc sống gia đình và biết gắn kết sợi dây tình cảm của các thành viên gia đình; là người biết lấy các giá trị bền vững của gia đình làm nền tảng để tiếp nhận những giá trị mới làm cho gia đình phát triển hơn và hạnh phúc hơn. Cũng chính nhờ phát huy tính năng động, sáng tạo mà người phụ nữ có thể làm tốt hơn những thiên chức của mình như nuôi dưỡng, giáo dục con cái, bảo tồn và trao truyền văn hóa cho thế hệ sau. Chúng ta cần kêu gọi để tất cả phụ nữ không còn bị đối xử bất bình đẳng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Từ nội dung trong văn bản, hãy liên hệ đến một sự việc, hiện tượng trong đời sống mà bạn đã trải qua, chứng kiến hoặc quan tâm. Qua đó, trình bày suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với mọi người, đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội.

Phương pháp giải:

Liên hệ đến một sự việc, hiện tượng trong đời sống mà bạn đã trải qua, chứng kiến hoặc quan tâm sau đó trình bày suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với mọi người, đặc biệt là những người yếu thố trong xã hội.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Có thể nói giáo dục đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành ý thức, nhân cách và suy nghĩ của con người. Một người được hưởng nền giáo dục tốt sẽ có những cư xử, hành động và suy nghĩ đúng đắn. Ngược lại, một người không được giáo dục hoàn chỉnh sẽ có những hành vi, suy nghĩ lệch lạc, sai trái. Em đã từng chứng kiến một sự việc cho thấy việc giáo dục không tốt sẽ tạo nên những con người không tốt. Trong một lần đi ăn tại quán ăn nọ, chứng kiến sự việc một nhóm thanh niên nam cười cợt, chọc phá một cậu bé khuyết tật bán tăm. Họ bày trò chọc phá và hất đổ toàn bộ chiếc giỏ bán hàng của cậu bé ấy, sau đó xô ngã cậu bé rồi đứng cười cợt với nhau, mặc kệ cho cậu bé đang khóc lóc bên cạnh. Nhờ có sự giúp đỡ, lên tiếng của mọi người xung quanh mà đám thanh niên mới bỏ đi, không trêu chọc cậu bé đó nữa. Như vậy, qua sự việc được chứng kiến trên, em thấy được tấm gương của hai nhóm đối tượng, một bên là những kẻ thiếu giáo dục và một bên là những người được giáo dục tốt. Từ đó có thể thấy, việc giáo dục ảnh hưởng không nhỏ tới bản thân mỗi người và ảnh hưởng cả tới sự phát triển nhân cách của cả lớp thế hệ sau này.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Từ nội dung trong văn bản em liên hệ đến sự việc, hiện tượng trong đời sống mà em đã trải qua, chứng kiến hoặc quan tâm là: Hoa hậu Hennie là người Ê đê, theo phong tục của buôn làng, chị phải lấy chồng từ rất sớm. Nhưng chị đã chống lại hủ tục, chăm chỉ học hành và phấn đấu cho tương lai. Hiện tại nhờ vào học thức và tài năng chị đã đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật.

- Suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với mọi người, đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội là:

+ Giúp cho con người biết nhận diện đúng sai, lựa chọn đúng đường đi lối bước.

+ Giúp nâng cao dân trí, cải tạo cuộc sống.

Không ai sinh ra đã là thiên tài. Để trở thành thiên tài là cả một quá trình học tập, rèn luyện bản thân vô cùng nghiêm khắc. Chúng ta ai cũng hiểu được vai trò to lớn của giáo dục, bởi lẽ: Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới. Giáo dục là hình thức học tập phổ biến nhất của con người mà thông qua đó chúng ta được tiếp thu những nguồn tri thức mới từ nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cả kiến thức lí thuyết, kĩ năng thực hành, những kinh nghiệm của người đi trước, những thói quen được hình thành,... dưới sự giảng dạy, hướng dẫn, đào tạo hoặc nghiên cứu. Giáo dục đã tạo ra sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, gián tiếp làm thay đổi thế giới thông qua việc đào tạo ra những con người có bộ óc siêu phàm cùng những kĩ năng tuyệt đỉnh. Con người đã sử dụng giáo dục như một thứ công cụ thần kỳ để tạo ra những bước tiến vĩ đại trong lịch sử loài người, kéo chúng ta ra khỏi sự tối tăm, buồn tẻ, sự đau đớn bệnh tật, sự mệt mỏi về thể xác trong lao động tay chân và nhiều những vấn đề khác nữa. Một hệ thống giáo dục tốt sẽ tạo ra những con người có nhân cách tốt đẹp, phẩm chất đạo đức đáng quý, luôn hướng về cộng đồng, về thế giới, có cái nhìn khách quan. Tuy nhên trong xã hội vẫn còn có nhiều người nhận sự giáo dục một cách khiên cưỡng nửa vời, với tâm thế đối phó và hời hợt, lại có những người không nhận được sự giáo dưỡng từ gia đình và xã hội và cũng không tự nỗ lực học tập những người này dễ trở thành người có nhân phẩm tồi tệ, gây hại cho cộng đồng, trở thành gánh nặng của cả xã hội. Mỗi chúng ta có một điều kiện sống, điều kiện phát triển khác nhau, hãy luôn cố gắng học tập, tiếp thu những tinh hoa giáo dục để hoàn thiện bản thân cũng như cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Cùng chủ đề:

Soạn bài Chiều sương SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Cõi lá SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim theo lựa chọn cá nhân SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh, pho tượng theo lựa chọn cá nhân SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Lời tiễn dặn SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Muối của rừng SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Nguyệt cầm SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Nói và nghe Giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết