Soạn bài Muối của rừng SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều — Không quảng cáo

Soạn văn 12 cánh diều, Soạn văn lớp 12 hay nhất Bài 1. Truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại


Soạn bài Muối của rừng SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều

Đọc trước truyện ngắn Muối của rừng, tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Huy Thiệp Thời điểm ông Diểu chọn để đi săn đem lại cho em suy nghĩ gì?

Chuẩn bị

Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị trang 20 SGK Văn 12 Cánh diều

Đọc trước truyện ngắn Muối của rừng, tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Huy Thiệp

Phương pháp giải:

Lựa chọn những thông tin phù hợp về tác giả

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tác giả Nguyễn Huy Thiệp:

+ Sinh năm 1950

+ Quê quán: Huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

+ Là nhà văn có đóng góp trong việc đổi mới nội dung và hình thức nghề thuật của văn xuôi Việt Nam đương đại

+ Viết nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết, tiểu luận văn chương, kịch... nhưng đặc sắc nhất là truyện ngắn

+ Tác phẩm nổi tiếng: Tướng về hưu, Tuổi 20 yêu dấu, Chảy đi sông ơi,..

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Tác giả Nguyễn Huy Thiệp

+ Năm sinh, năm mất : 1950-2021

+ Quê quán :quê ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

+ Tác phẩm tiêu biểu: Tướng về hưu, Không có vua, Tuổi 20 yêu dấu, Những ngọn gió Hua Tát, Những người thợ xẻ, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần,...

+ Sự nghiệp : Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có hơn 50 truyện ngắn, 10 kịch bản, 4 tiểu thuyết và nhiều bài phê bình văn học, tiểu luận

Cuộc đời

Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950 tại Thái Nguyên, quê ở huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội. Ông đã tốt nghiệp khoa Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1970.

Ông đã dạy học ở Tây Bắc đến năm 1980, sau đó công tác ở Cục xuất bản của Bộ giáo dục và Đào tạo, sang làm công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ rồi nghỉ việc để chuyên viết văn.

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn đương đại có ảnh hưởng nhất, ông được nhận xét là một bông hoa nở muộn trên văn đàn văn học Việt Nam. Những truyện ngắn đầu tiên xuất hiện trên báo Văn nghệ của Hội nhà văn Việt Nam năm 1986. Không lâu sau đó các tác phẩm của ông được bàn luận sôi nổi trong làng văn cả trong lẫn ngoài nước

Phong cách nghệ thuật

Giọng văn lạnh lùng, không sắc thái biểu cảm. Qua giọng văn ấy, thế giới nhân vật, bức tranh cuộc sống luôn hiện ra một cách trung thực, khách quan trước mắt người đọc. Độc giả được tự do phán xét nhân vật theo chủ kiến của mình

Đưa thơ vào văn xuôi làm tăng hiệu ứng thẩm mĩ: các tác giả trước đây chủ yếu lấy thơ làm đề từ cho văn xuôi, Nguyễn Huy Thiệp sử dụng thơ trong các tác phẩm tự sự như một phương tiện nghệ thuật độc đáo và tạo được hiệu ứng thẩm mĩ rõ nét và làm nên nét đặc trưng cho phong cách tác giả

Kết cấu truyện: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường triển khai kết cấu theo dòng thời gian tuyến tính. Nhà văn thường dùng cách mở đầu mỗi câu chuyện theo lối truyền thống – thường giới thiệu thông tin ngắn gọn, khái quát về nhân vật ở ngay mở đầu tác phẩm. Trái với cách mở đầu mang tính truyền thống, kết thúc của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường kết thúc mở. Để tạo ra kết thúc mở, nhà văn thường dùng những yếu tố mang tính hư cấu, những chi tiết mang đậm chất huyền thoại hoặc những lời yếu tố mang tính hư cấu, những chi tiết mang đậm chất huyền thoại hoặc những lời đồn đại trong dân gian tùy người đọc phán xét, suy ngẫm. Cách kết thúc này nhiều khi cũng tạo nên chất thơ cho tác phẩm.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 20 SGK Văn 12 Cánh diều

Thời điểm ông Diểu chọn để đi săn đem lại cho em suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Đọc lại phần đầu tác phẩm và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thời điểm ông Diểu chọn để đi săn là lúc mà thiên nhiên tràn đầy vẻ đẹp sức sống, xanh rươi với mưa xuân ấm áp, rừng ẩm ướp… Đây là thời gian thích nhất ở trong rừng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đó là thời điểm thích nhất ở rừng, khi mà cây cối đều tươi tốt, xanh tươi trong mùa xuân ấm áp, không khí trong lành, ấm áp, hơi ẩm ướt. Rất phù hợp cho việc dạo chơi trong rừng hay đi săn. Muôn loài sinh sôi nảy nở đưa đến không khí vui tươi, căng tràn sức sống, thúc giục con người khám phá.

Thời điểm ông Diểu chọn để đi săn là lúc mà thiên nhiên tràn đầy vẻ đẹp sức sống, xanh tươi với mưa xuân ấm áp, rừng ẩm ướt. Đây là thời gian thích hợp nhất ở trong rừng. Điều này cho thấy ông Diểu yêu quý và hòa mình vào thiên nhiên, biết tận dụng những điều tốt đẹp nhất từ thiên nhiên để sinh tồn. Đồng thời cũng thấy được tình yêu thiên nhiên và sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên trong tác phẩm.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 20 SGK Văn 12 Cánh diều

Tại sao chi tiết kì ảo xuất hiện ở đây?

Phương pháp giải:

Đọc lại tác phẩm và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chi tiết kỳ ảo xuất hiện đã thể hiện không gian núi rừng vô cùng lạnh lẽo với làn sương mù dày đặc, tạo ấn tượng cho người đọc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chi tiết sương mù dâng lên cuồn cuộn sau khi chú khỉ con bị rơi xuống gợi lên một sự lạnh lẽo, sự lạnh lẽo của cái chết, của lòng người. Qua đó một phần thể hiện sự mờ mịt, rối rắm ngay trong chính nội tâm nhân vật.

Chi tiết kì ảo xuất hiện ở đoạn này đã thể hiện không gian núi rừng vô cùng lạnh lẽo với làn sương mù dày đặc, tạo ấn tượng cho người đọc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 21 SGK Văn 12 Cánh diều

Ông Diểu đang bỏ lại dần những đồ vật trước khi tóm được con khỉ đực bị thương.

Phương pháp giải:

Đọc lại tác phẩm và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Lúc nhìn vào mắt nó ông thấy ánh mắt nhìn ông cầu khẩn, ánh mắt ươn ướt ấy khiến ông Diểu cảm thấy tội lỗi vì những gì mình đã gây ra cho chú khỉ. Khiến một gia đình khỉ đang hạnh phúc bống chia lìa, trước mắt ông là một chú khỉ đang hấp hối và chịu đau đớn cùng cực.

Đọc hiểu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 22 SGK Văn 12 Cánh diều

Tại sao ông Diểu lại tránh nhìn vào đôi mắt con khỉ?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ tác phẩm và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Khỉ đực " co rúm người lại và nghiêng đôi mắt ươn ướt nhìn ông" bởi nó tin tưởng, dựa dẫm vào ông ông. Điều đó đã ép ông vào thế phải làm người tốt, phải đóng vai thiện trong khi ông đã là kẻ ác và vẫn không hề có ý định từ bỏ mục tiêu tóm lấy con mồi.

- Hành động tránh nhìn vào đôi mắt tội nghiệp của khỉ báo hiệu sự chuyển biến nội tâm trong nhân vật ông Diểu. Ông sợ sẽ mủi lòng và như vậy mục đích của chuyến đi săn có thể sẽ thất bại.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Lúc nhìn vào mắt nó ông thấy ánh mắt nhìn ông cầu khẩn, ánh mắt ươn ướt ấy khiến ông Diểu cảm thấy tội lỗi vì những gì mình đã gây ra cho chú khỉ. Khiến một gia đình khỉ đang hạnh phúc bống chia lìa, trước mắt ông là một chú khỉ đang hấp hối và chịu đau đớn cùng cực.

Khỉ đực “co rúm người lại và nghiêng đôi mắt ươn ướt nhìn ông” bởi nó tin tưởng, dựa dẫm vào ông. Điều đó đã ép ông vào thế phải làm người tốt, phải đóng vai thiện trong khi ông đã là một người ác và vẫn không hề có ý định từ bỏ mục tiêu tóm lấy con mồi.

Hành động tránh nhìn vào đôi mắt tội nghiệp của khỉ báo hiệu sự chuyển biến nội tâm trong nhân vật ông Diểu. Ông biết rằng nếu ông cứ nhìn vào đôi mắt của nó, sự đau thương và ánh mắt cầu cứu của nó sẽ làm mủi lòng và ông sẽ không thể thực hiện được mục đích là bắt nó.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 5

Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 24 SGK Văn 12 Cánh diều

Tại sao ông Diểu lại vội vã bỏ đi?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ tác phẩm và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sau khi phóng sinh cho khỉ đực, ông liền vội vã bỏ đi bởi ông sợ rằng mình sẽ thay đổi quyết định này

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trước lúc bỏ đi, ông Diểu ngồi yên một lát, ấy chính là ông đang suy nghĩ, trăn trở, phân vân về hành động của mình liệu có đúng – phóng sinh cho con khỉ đực. Sau những vất vả và hi sinh mà ông trải qua lại càng làm ông thêm trăn trở. Vì vậy, hành động vội vã bỏ đi chính là sự quyết tâm, dứt khoát không quay đầu của ông Diểu, ông đã quyết sẽ phóng sinh chú khỉ.

Ông Diểu lại vội vã bỏ đi sau khi phóng sinh khỉ đực vì sợ rằng ông sẽ thay đổi quyết định này.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 24 SGK Văn 12 Cánh diều

Truyện Muối của rừng có thể chia làm mấy phần? Hãy mô hình hóa câu chuyện bằng một sơ đồ thích hợp

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Truyện Muối của rừng có thể chia làm 3 phần:

Phần 1: “ Sau Tết Nguyên đán …. khỉ bố và khỉ mẹ”: Cuộc đi săn của ông Diểu

Phần 2: “ Nhặt đất đá ném… xa hơn nhưng lại an toàn” Diễn biến tâm trạng của ông Diểu khi nhìn thấy con khỉ đực bị thương

Phần 3: Còn lại: Ông Diểu quyết định phóng sinh con khỉ đực

- Sơ đồ hóa câu chuyện:

Xem thêm
Cách 2

- Truyện chia làm 4 phần

+ Phần 1 : “Sau tết Nguyên Đán...hang động đá vôi” : Bối cảnh cuộc đi săn của ông Diểu

+ Phần 2 : “Nhặt đất đá ném...Bết bên vai nó” : Hành trình ông Diểu đuổi theo và săn đuổi chú khỉ

+ Phần 3: “Ông Diểu đặt tay lên...chỗ con khỉ đực nằm” : Quá trình ông Diểu băng bó, chữa bệnh và quyết định phóng sinh chú khỉ

+ Phần 4 : Đoạn còn lại : Cảnh ông Diểu ra về gặp hoa tử huyền trong làn mưa xuân

- Mô hình hóa câu chuyện :

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 24 SGK Văn 12 Cánh diều

Truyện được kể từ điểm nhìn nào? Mối quan hệ giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung của văn bản truyện.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Truyện được kể từ điểm nhìn: người kể chuyện- tác giả

- Mối quan hệ giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật: điểm nhìn giới hạn trong tầm hiểu biết của nhân vật ông Diểu.

→ Thể hiện khái quát được nhiều khía cạnh nội tâm, hành động, suy nghĩ của nhân vật

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Truyện được kể từ điểm nhìn ngôi thứ ba

- Mối quan hệ : Câu chuyện được kể từ điểm nhìn của ngôi thứ ba nhưng trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật, đưa ra những suy nghĩ, quan sát của nhân vật về sự kiện mà cụ thể là điểm nhìn của ông Diểu về những chú khỉ và cuộc đi săn.

Truyện được kể từ điểm nhìn của người kể chuyện – tác giả

Mối quan hệ giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật: điểm nhìn giới hạn trong tầm hiểu biết của nhân vật ông Diểu. Qua đó thể hiện được nhiều khía cạnh nội tâm, hành động, suy nghĩ của nhân vật.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 24 SGK Văn 12 Cánh diều

Nguyên nhân nào khiến ông Diểu muốn đi săn? Hoạt động đi săn của ông Diểu được miêu tả như thế nào trong truyện?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần đầu tác phẩm và tìm ra các chi tiết miêu tả hoạt động đi săn của ông Diểu.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nguyên nhân khiến ông Diểu muốn đi săn:

- Có khẩu súng hai nòng mới do con trai học ở nước ngoài gửi về

- Khoảng thời gian sau Tết Nguyên đán là thời gian thích nhất ở rừng.

Hoạt động đi săn ông Diểu được miêu tả vô cùng cụ thể, chi tiết:

- Trang phục đi săn: “ nai nịt, mặc quần áo ấm, đội mũ lông và dận đội giày cao cổ”, “ mang theo cả nắm xôi nếp

- “ Ông đi men theo suối cạn, cứ thế ngược lên mó nước đầu nguồn”

- “ Phát đạn của ông Điểu trúng vào vai khỉ bố, khiến nó ngã nhào xuống đất”

- “ Ông Diểu tức giận cầm khẩu súng ném về phía trước”

- “ Nhặt đất đá ném theo lũ khỉ, ông Điểu vừa đuổi vừa la”

- “ Ông Diểu dồn con khỉ nhỏ đến bờ miệng vực

Xem thêm
Cách 2

- Nguyên nhân khiến ông Diểu muốn đi săn : Tiết trời đẹp đẽ của màu xuân khi muôn vật căng tràn sức sống và khí trời trong lành, mát mẻ. Thêm nữa là đứa con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng. Chính điều đó tác động đến ông Diểu ý nghĩ đi săn.

- Hoạt động đi săn của ông Diểu được miêu tả một cách sinh động, cụ thể. Từ lúc ông kĩ lưỡng chuẩn bị mọi thứ cho đến lúc ông đi săn, đuổi theo khỉ bố, khỉ con. Từng cảm xúc và khung cảnh được miêu tả kĩ càng, cụ thể.

+ Đi săn khỉ con : Khi khỉ con rơi xuống vực: “ông Diểu tái mặt, mồ hôi toát ra như tắm”

+ Đi săn khỉ bố : miêu tả lúc ông Diểu leo lên mỏm đá để bắt khỉ đực : “núi đá dốc và trơn”;”ông Diểu thấy nóng bừng người...ông leo thoăn thoắt”

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 24 SGK Văn 12 Cánh diều

Tìm và phân tích nguyên nhân khiến ông Diểu đi đến quyết định phóng sinh con khỉ đực.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm và tìm ra các chi tiết liên quan tới nguyên nhân ông Diểu quyết định phóng sinh con khỉ đực.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Nguyên nhân khiến ông Diểu đi đến quyết định phóng sinh con khỉ đực vì nhìn con khỉ đức có gia đình, có trách nhiệm với gia đình khỉ đực, vì ông nhận ra hành động đi săn sẽ giết chết con khỉ đực, phá hoại một gia đình .

Cách đó không xa, con khỉ cái cũng thập thò sau một gốc cây theo dõi. Ông thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay sống mũi. Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề .”

- Khi nhìn thấy nỗi đau của khỉ đực, tình yêu của khỉ cái với khỉ đực đã khiến ông Diểu nhận ra rằng thiên nhiên và con người đều có số phận, tính cách, tâm hồn và đời sống tình cảm riêng. Hơn thế nữa, bản tính tự nhiên của loài vật là bản tính thiện, vô tư, hồn nhiên, trong sáng. Vì thế, tự nhiên cho con người nhận thức được giá trị của tình yêu thương.

Đánh dấu sự thay đổi trong cách nhìn nhận của ông Diểu về gia đình khỉ từ đó thể hiện mối liên hệ gắn kết giữa con người và thiên nhiên.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Nguyên nhân khiến ông Diểu đi đến quyết định phóng sinh cho con khỉ đực :

- Chi tiết “Con khỉ run bắn, đưa đôi mắt đờ dại nhìn ông cầu khẩn....viên đạn phá vỡ bả vai nó, làm trồi hẳn đoạn xương dài đến bốn phân. Ánh mắt khẩn cầu của chú khỉ khiến trái tim ông lay động, đứng trước một sinh mệnh hấp hối và quằn quại trong đau đơn do mình trực tiếp gây nên, ông bắt đầu cảm thấy tội lỗi bủa vậy, đến mức né tránh ánh mắt của chú khỉ.

Chi tiết “ ông Diểu giật mình quay lai và nhận ra con khỉ cái ” ông mới biết hóa ra khỉ cái đã theo ông từ lúc xuống núi đến giờ vẫn không rời bước. Ông đi được một quãng vẫn thấy nó lẽo đẽo theo sau, trước hành động yêu thương của hai chú khỉ, trái tim ông lần nữa rung động “ Con khỉ cái cũng thật kiên trì”. Trước hành động của hai chú khỉ, ông Diểu dẫu thấy buồn tê tái nhưng ông cũng nhận ra tình yêu của chúng và quyết định trả chú khỉ đực về cho khỉ cái.

Những nguyên nhân khiến ông Diểu đi đến quyết định phóng sinh con khỉ đực: vì ông Diểu nhận ra rằng con khỉ này còn có gia đình và trách nhiệm với gia đình, vì ông nhận ra hành động đi săn sẽ giết chết con khỉ đực, phá hoại một gia đình: “Cách đó không xa, con khỉ cái cũng thập thờ sau một gốc cây theo dõi. Ông thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay sống mũi. Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật năng nề”.

Khi nhìn thấy nỗi đau của khỉ đực, tình yêu của khỉ cái với khỉ đưc đã khiến ông Diểu nhận ra rằng thiên nhiên và con người đều có số phận, tính cách, tâm hồn và đời sống tình cảm riêng. Hơn thế nữa, bản tính tự nhiên của loài vật là bản tính thiên, vô tư, hồn nhiên, trong sáng. Vì thế, tự nhiên cho con người nhận thức được giá trị của tình yêu thương.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 24 SGK Văn 12 Cánh diều

Thống kê và phân tích ý nghĩa của những yếu tố kì ảo trong Muối của rừng . Những chi tiết này thể hiện chủ đề nào của tác phẩm?

Phương pháp giải:

Xem lại tác phẩm và liệt kê các yếu tố kì ảo trong truyện.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Những yếu tố kì ảo xuất hiện trong Muối của rừng :

- Không gian kì ảo: “ Từ dưới miệng vực, sương mù dâng lên cuồn cuộn, trông rất kinh dị, vừa đầy tử khí. Sương mù len vào từng chân bụi cân và xóa rất nhanh cảnh vật

→ Ý nghĩa: Thể hiện không gian núi rừng vô cùng lạnh lẽo với làn sương mù dày đặc, tạo ấn tượng cho người đọc.

- Hình ảnh hoa tử huyền: “ Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mới nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc .”

→ Ý nghĩa: Đây vốn là một loài hoa không có thật nhưng qua ngòi búi của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, loài hoa ấy được coi là muối của rừng, kết tinh mọi điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Đây là hình ảnh mang tính biểu tượng gợi nhắc niềm tin vào bản chất thuần phác, đẹp đẽ của thiên nhiên và con người

- Chủ đề của tác phẩm: Đề cao sự vị tha, hướng thiện của con người cùng vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo hóa và sự liên kết gắn bó giữa thiên nhiên và con người

Xem thêm
Cách 3

Những nguyên nhân khiến ông Diểu đi đến quyết định phóng sinh con khỉ đực: vì ông Diểu nhận ra rằng con khỉ này còn có gia đình và trách nhiệm với gia đình, vì ông nhận ra hành động đi săn sẽ giết chết con khỉ đực, phá hoại một gia đình: “Cách đó không xa, con khỉ cái cũng thập thờ sau một gốc cây theo dõi. Ông thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay sống mũi. Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật năng nề”.

Khi nhìn thấy nỗi đau của khỉ đực, tình yêu của khỉ cái với khỉ đưc đã khiến ông Diểu nhận ra rằng thiên nhiên và con người đều có số phận, tính cách, tâm hồn và đời sống tình cảm riêng. Hơn thế nữa, bản tính tự nhiên của loài vật là bản tính thiên, vô tư, hồn nhiên, trong sáng. Vì thế, tự nhiên cho con người nhận thức được giá trị của tình yêu thương.

Xem thêm
Cách 3

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 24 SGK Văn 12 Cánh diều

Theo Ha-ra-ri ( Harari), có một quan niệm cho rằng: “Các sinh vật không phải người không có giá trị tự thân nào cả, chúng chỉ tồn tại vì lợi ích của chúng ta mà thôi”. Đọc truyện ngắn Muối của rừng , em có tán thành quan niệm đó không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung tác phẩm và liên hệ, phân tích với quan điểm trên.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Em không tán thành với quan niệm : “Các sinh vật không phải người không có giá trị tự thân nào cả, chúng chỉ tồn tại vì lợi ích của chúng ta mà thôi” vì:

- Khi đọc truyện ngắn Muối và rừng, chúng ta có thể cảm nhận các loài sinh vật đều có thế giới tâm trạng, cảm xúc, tình cảm riêng giống như con người. Điều đó được thể hiện thông qua ngòi bút tài hoa của nhà văn khi miêu hình ảnh, chi tiết về sự đau đớn của con khỉ đực, tình yêu, tình cảm gia đình của gia đình khỉ vô cùng sâu sắc.

- Khi con khỉ đực bị bắn ngã nhào xuống đất, khỉ mẹ cũng đã quay lại dìu khỉ bố chạy trốn; khỉ con xuất hiện và cướp súng ông Diểu nhưng nó bị rơi xuống vực. Tác giả cũng đã miêu tả về hình ảnh con khỉ đực bị thương, chậm rãi kêu và gương ánh mắt thành khẩn cầu xin về phái ông Diểu. Và khi ông định mang con khỉ về, coi nó như chiến lợi phẩm thì con khỉ cái xuất hiện, đã khiến ông thay đổi cách nhìn về gia đình loài khỉ cũng như hiểu được “ trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề .”

→ Chính nhân vật Diểu trong tác phẩm hay mỗi bản thân mỗi độc giả đều nhận ra rằng thiên nhiên sinh vật cũng như con người, cũng có thứ tình của nó. Thiên nhiên và con người cũng có sự liên kết gắn bó chặt chẽ và chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên.

Cách 2

Em không tán thành với quan niệm đó, bởi lẽ, em tin rằng mỗi loại sinh vật đều có những giá trị riêng và góp phần vào việc cân bằng giới tự nhiên. Không chỉ riêng con người mà các loài sinh vật cũng có suy nghĩ và làm những công việc của chúng. Qua truyện ngắn “ Muối của rừng”, em nhận thấy điều đó, như ông Diểu cũng vậy, để rồi ông phải thốt lên “ trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề”. Nguyễn Huy Thiệp đã nhận ra điều đó, đó chính là gí trị tự thân của mỗi loài sinh vật, không chỉ ở con người. Động vật cũng biết nhận thức, biết đau thương. Vì vậy, mỗi con người chúng ta cần phải trân quý và bảo vệ các loài động thực vật, chúng có đóng góp rất lớn trong việc cân bằng hệ sinh thái.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 108 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 134 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 158 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
Soạn bài Khúc tráng ca nhà giàn SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
Soạn bài Loạn đến nơi rồi! SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
Soạn bài Muối của rừng SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
Soạn bài Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều
Soạn bài Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh) SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều
Soạn bài Nhật kí Đặng Thùy Trâm SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
Soạn bài Nói và nghe: Nghe thuyết trình một vấn đề văn học SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
Soạn bài Nói và nghe: Nghe thuyết trình về một vấn đề xã hội SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều