Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí - Ngắn gọn nhất — Không quảng cáo

Soạn văn lớp 12 ngắn gọn nhất Tuần 1


Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí - Ngắn gọn nhất

Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí - Ngắn gọn nhất - Ngữ văn 12 tập. Câu 2: Mở vài: dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận.

Phần I

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề bài: Anh/chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

“Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”

a. Tìm hiểu đề

- Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề: sống đẹp.

- Với thanh niên, học sinh hiện nay, sống đẹp là trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, biết ước mơ và hành động vì ước mơ ấy.

- Để sống đẹp, con người cần rèn luyện nhiều phẩm chất: nhân ái, khiêm nhường, dũng cảm, lịch thiệp, kiên trì, ý chí, ham học hỏi.

- Với đề bài này, cần vận dụng một số thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.

- Để bài viết thuyết phục, nên sử dụng các tư liệu thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống. Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học để bài viết phong phú hơn.

b. Lập dàn ý

- Mở bài:

+ Giới thiệu vấn đề (diễn dịch/quy nạp/phản đề).

+ Nêu luận đề (trích dẫn trực tiếp/tóm tắt nội dung chính của bài viết).

- Thân bài:

+ Giải thích khái niệm “sống đẹp”.

+ Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp, giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học.

+ Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.

+ Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.

- Kết bài : Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp.

2. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí

- Mở bài: nêu vấn đề nghị luận

- Thân bài:

+ Giải thích tư tưởng, đạo lí

+ Phân tích điểm đúng, bác bỏ mặt sai lệch của vấn đề nghị luận

+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân

- Kết bài: khái quát lại vấn đề nghị luận

Luyện tập

Câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

a, Vấn đề nghị luận: phẩm chất văn hóa trong mỗi con người.

Có thể đặt tên văn bản: Văn hóa và ứng xử văn hóa, Văn hóa của con người...

- Giải thích: văn hóa là gì?

- Phân tích các khía cạnh của văn hóa.

- Bình luận: sự cần thiết phải có văn hóa

b. Tác giả sử dụng các thao tác lập luận.

- Giải thích, chứng minh.

- Phân tích, bình luận.

Ví dụ:

+ Đoạn từ đầu đến " hạn chế về trí tuệ và văn hoá ": Giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh).

+ Những đoạn còn lại là thao tác bình luận.

+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.

c. Cách diễn đạt của văn bản rất sinh động, luôi cuốn: sử dụng hàng loạt câu hỏi tu từ, kết thúc văn bản, trích dẫn thơ Hi Lạp vừa tóm lược các luận điểm, vừa tạo ấn tượng với người đọc.

Câu 2 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận.

Thân bài:

- Giải thích lí tưởng là gì?

- Phân tích vai trò, giá trị của lí tưởng: ngọn đèn chỉ dẫn lối sống cho con người. (Lấy dẫn chứng).

- Bình luận: Vì sao sống cần có lí tưởng?

- Suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn. Từ đó liên hệ với bản thân (lựa chọn và phấn đấu cho lí tưởng).

Kết bài:

- Khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Một người Hà Nội - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn ngắn gọn nhất
Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Người lái đò sông Đà - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Nhân vật giao tiếp - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc - Ngắn gọn nhất