Soạn bài Nghĩa của từ - Ngắn gọn nhất — Không quảng cáo

Bài 3


Soạn bài Nghĩa của từ - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 6 ngắn nhất tập 1 bài Nghĩa của từ. 1. Đọc lại chú thích đã dẫn ở phần I (tập quán, lẫm liệt, nao núng).

Phần I

NGHĨA CỦA TỪ LÀ GÌ?

1. Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận: 2 bộ phận đó là từ và ý nghĩa của từ.

2. Bộ phận đứng sau dấu (:)

3. Nghĩa của từ ứng với phần nội dung.

Phần II

CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ

1. Đọc lại chú thích đã dẫn ở phần I (tập quán, lẫm liệt, nao núng).

2. Trong mỗi chú thích trên, nghĩa của từ đã được giải thích bằng cách:

Có 2 cách chính:

- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1, 2

Trả lời câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đọc lại một vài chú thích ở sau các văn bản đã học. Cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ theo cách nào:

Ví dụ: Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:

- Sơn Tinh: Thần Núi, Thủy Tinh: Thần Nước (Sơn = núi, thủy = nước) ⟹ cách giải thích dịch từ Hán Việt sang từ thuần Việt.

- Lạc hầu: chức danh chỉ các vị quan cao nhất giúp vua Hùng trông coi việc nước. ⟹ cách giải thích trình bày khái niệm.

- Tâu: thưa trình ⟹ cách giải thích bằng từ đồng nghĩa.

Trả lời câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống:

Lần lượt là:

- học tập

- học lỏm

- học hỏi

- học hành

Câu 3, 4

Trả lời câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống:

Lần lượt là:

- trung bình

- trung gian

- trung niên: …

Trả lời câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Giải thích các từ sau theo những cách  đã biết:

- Giếng: hố đào sâu vào lòng đất để lấy nước ăn uống. ⟹ cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

- Rung rinh: chuyển động nhẹ nhàng, liên tục ⟹ cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

- Hèn nhát: trái với dũng cảm ⟹ dùng từ trái nghĩa để giải thích.

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đọc truyện (tr.36-37 SGK Ngữ văn 6 tập 1) đây và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không?

* Giải thích nghĩa từ “mất”:

- Nghĩa đen: trái nghĩa với “còn”.

- Nghĩa văn cảnh (nghĩa bóng): Nhân vật Nụ đã giải thích nghĩa cụm từ không mất là biết nó ở đâu. Đặc biệt, cách giải thích của Nụ được cô Chiêu chấp nhận.

Như vậy, mất không phải là mất, mất có nghĩa là còn.

Kết luận:

So với cách giải nghĩa đen thì “mất” giải thích của Nụ là sai nhưng ở trong văn cảnh, trong truyện thì đúng và rất hay.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Lượm - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Mẹ hiền dạy con - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Mưa - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Nghĩa của từ - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Nhân hóa - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Ôn tập Tiếng Việt - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Ôn tập truyện dân gian - Ngữ văn 6 tập 1 - Ngắn gọn nhất