Soạn bài Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 10, ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ (Văn bản nghị luận - Tác giả


Soạn bài Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết

Trình bày bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm.

Nói

Trình bày bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm.

Phương pháp giải:

- Xác định đối tượng.

- Xác định mục đích nói.

- Xác định đối tượng người nghe.

- Xác định không gian và thời gian nói.

- Tìm ý và lập dàn bài cho bài nói.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý

1. Phần Mở đầu

- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.

- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: Nhiều người quan niệm rằng, nhuộm tóc là hư hỏng, không đúng với thuần phong mĩ tục.

2. Phần Nội dung

Lí lẽ 1: Quan niệm ông bà ta ngày xưa: “Cái răng, cái tóc là góc con người”.

Lí lẽ 2: Việc nhuộm tóc chỉ cần phù hợp với điều kiện kinh tế, phù hợp với bản thân và không gây hấn với xã hội là được.

Lí lẽ 3: Nhuộm tóc chưa chắc đã là hư hỏng và không nhuộm tóc chưa chắc đã là không hư hỏng.

3. Phần Kết

- Kết luận lại vấn đề.

- Gửi lời chào và lời cảm ơn.

Bài nói

Chào thầy/ cô và các bạn. Các bạn nghĩ sao về vấn đề người nhuộm tóc, đặc biệt là những màu tóc quá nổi bật là những người hư hỏng, đang phá vỡ nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam. Với tôi, đây là một quan niệm sai lầm cần được loại bỏ. Bài thuyết trình hôm nay, tôi sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.

Ngày nay, đi trên đường phố, ta bắt gặp rất nhiều người nhuộm tóc. Tôi cho rằng đó là một chuyện làm đẹp hết sức chính đáng và bình thường của con người. Tuy nhiên, vẫn có những quan điểm cho rằng, việc nhuộm tóc là hư hỏng. Đây là một quan niệm chưa có sự cởi mở nếu không muốn gọi là sai lầm. Để lí giải cụ thể, em xin được trình bày trong bài viết dưới đây.

Các cụ ta vẫn có câu: “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Thật vậy, nhìn vào hàm răng, mái tóc của một người có thể biết đó là người chăm chỉ, gọn gàng hay không. Nhìn vào hàm răng, mái tóc của một người, ta cũng có thể biết người đó có để ý đến vẻ bề ngoài của bản thân hay không. Vậy là, từ xa xưa, chuyện tóc tai, làm đẹp cũng đã được các cụ để ý. Quan niệm cho rằng nhuộm tóc là hư hỏng một phần đến từ quan niệm về thẩm mỹ. Màu tóc của người Việt Nam vốn là màu đen. Đến khi cao tuổi, tóc từ màu đen sẽ đổi sang màu trắng. Quan niệm về cái tự nhiên, về cái quen mắt là đẹp vốn đã có hàng nghìn năm. Thời ấy, chưa có công nghệ hiện đại và sự phát triển như bây giờ. Thế nên, chắc chắn con người ta chỉ có thể để màu của tóc theo tự nhiên và dần hình thành quan niệm về cái đẹp của mái tóc. Ngày nay, con người ta vẫn giống như ngày trước, vẫn có nhu cầu làm đẹp, vẫn biết để ý đến hình thức của bản thân. Chỉ có điều, quan niệm về thẩm mỹ đã có sự đổi khác, mái tóc không nhất thiết phải là màu đen. Nói đến quan niệm thẩm mỹ, tôi lại nhớ, trước kia, ở ta có tục nhuộm răng đen. Nhưng thời đại ngày nay, chẳng còn mấy người nhuộm răng như vậy nữa.

Em cho rằng, việc nhuộm tóc chỉ cần phù hợp với điều kiện kinh tế, phù hợp với bản thân và không gây hấn với xã hội là được. Chúng ta sẽ khó thể nào mà chấp nhận một người khỏa thân đi ở ngoài đường. Điều đó vẫn nằm ngoài sức tưởng tượng và mức độ chịu đựng của em. Nhưng với mái tóc, em thấy không có vấn đề gì cả. Con người có quyền lựa chọn màu tóc là một cách để thể hiện cá tính, để làm đẹp và để tự tin hơn.

Nhuộm tóc chưa chắc đã là hư hỏng và không nhuộm tóc chưa chắc đã là không hư hỏng. Em được biết đến một tội phạm giết người ở Việt Nam vào khoảng năm 2011. Anh ta là một người có mái tóc màu đen. Em cũng được biết đến hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên, một cô gái biết sử dụng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Thái, tràn đầy tự tin và cống hiến, có mái tóc nhuộm màu nâu. Và chính bản thân em, một học sinh có thể coi là ưu tú, con ngoan trò giỏi trong lớp, cũng đã từng nhuộm tóc. Thật may là bố mẹ tôi cũng không hề phản đối chuyện này.

Em chỉ mong rằng chúng ta sẽ nhìn nhận một cách đúng đắn, bao dung, bớt khắt khe hơn về việc nhuộm tóc. Vì chỉ khi cố gắng tìm hiểu một điều gì đó, ta mới có cơ hội để hiểu được tận gốc của vấn đề.

Nghe

Bước 1: Chuẩn bị nghe

- Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến vấn đề sẽ được nghe.

- Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.

Bước 2: Lắng nghe và ghi chép

- Tập trung lắng nghe bài đánh giá.

- Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá.

Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá

- Gửi lời cảm ơn trước khi muốn trao đổi với người nói.

- Đưa ra những lời nhận xét, thắc mắc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng.

- Chú ý: không nên quá áp đặt quan điểm cá nhân, cái nhìn chủ quan của mình lên bài đánh giá của người nói.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Nói và nghe Nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Nói và nghe Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Ôn tập cuối HKI SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Ôn tập cuối HKII SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Ôn tập trang 28 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Ôn tập trang 34 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Ôn tập trang 58 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết