Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) siêu ngắn
Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) siêu ngắn nhất trang 192 SGK ngữ văn 7 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 192, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Nội dung trữ tình: niềm ưu tư canh cánh của tác giả và nỗi lòng lo cho dân, cho nước.
- Hình thức thể hiện: bằng thơ, phương thức biểu hiện gồm kể và tả.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 192, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”:
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh |
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê |
|
Tình huống thể hiện tình yêu quê hương |
Người xa xứ, nhìn trăng mà nhớ tới quê hương. |
Về thăm quê chứng kiến bao đổi thay của quê hương, bản thân bị gọi là khách. |
Cách thể hiện |
Dùng ánh trăng để thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết của mình. Ngoài ra, thông qua các hành động, tư thế, cử chỉ tác giả đã thể hiện rất rõ tâm trạng “ nhớ cố hương ”. - Giọng điệu: trữ tình, sâu lắng. - Ngôn ngữ: bình dị, tự nhiên. |
Sử dụng các yếu tố tự sự, cấu tứ độc đáo, biện pháp tiểu đối để thấy rõ tình cảm yêu thương thắm thiết của tác giả đối với quê hương của mình. - Giọng điệu: hóm hỉnh nhưng ngậm ngùi, sâu cay. |
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 193, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
So sánh “ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều ” với bài “ Rằm tháng giêng ”:
Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều |
Rằm tháng giêng |
|
Giống nhau |
Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người (đều có trăng, thuyền và nước trên sông). |
|
Khác nhau |
- Bài thơ gợi lên một bức tranh mờ ảo của sương khuya, trăng lặn, đốm lửa thuyền chài trong bản hòa tấu của tiếng chuông chùa điểm nhịp, tiếng quạ kêu. - Cảm nhận mùa thu, đêm thu của người lữ thứ với nỗi sầu phân li. |
- Cảnh đẹp tràn ngập ánh trăng trong trẻo, bát ngát, rất bình yên. - Tinh thần bình tĩnh, ung dung, và sự tự tin của nhà thơ. - Con người dù có lo cho dân cho nước nhưng vẫn không quên làng vẻ đẹp của thiên nhiên. |
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 193, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Những câu nói đúng về thể tùy bút là:
b) Tùy bút không có nhân vật và có thể không có cốt truyện.
c) Tùy bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.
e) Tùy bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.