Soạn bài Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) - Ngắn gọn nhất — Không quảng cáo

Bài 31


Soạn bài Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 6 ngắn nhất tập 2 bài Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than). Câu 1. So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây:

Phần I

CÔNG DỤNG

Trả lời câu 1 (trang 149 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đặt dấu:

a. Ôi thôi, chú mày ơi!

Vì đây là câu cảm thán.

b. Con có nhận ra con không?

Vì đây là câu nghi vấn (hỏi).

c. Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với!

Vì đây là câu cầu khiến.

d. Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm.

Vì đây là câu trần thuật.

Trả lời câu 2 (trang 149 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Câu thứ 2 và câu thứ 4 đều là câu cầu khiến nhưng lại đặt dấu chấm vì đây là cách dùng đặc biệt của dấu chấm khi muốn biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm.

b. Người viết đặt dấu chấm than và dấu hỏi vào cuối câu trần thuật là vì đây là cách dùng đặc biệt để tỏ ý nghi ngờ, mỉa mai.

Phần II

CHỮA MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP

Trả lời câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây:

a.

- Dùng dấu chấm sau Quảng Bình là hợp lí.

- Dùng dấu phẩy không hợp lí vì:

+, Nghĩa của câu bị rời rạc, không liên quan chặt chẽ với nhau.

+, Câu dài, không cần thiết.

b.

- Dùng dấu chấm sau bí hiểm là không hợp lí vì:

+, Tách vị ngữ 2 khỏi chủ ngữ.

+, Cắt quan hệ “vừa…vừa”.

- Dùng dấu chấm phẩy là hợp lí.

Trả lời câu 2 (trang 151 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu sau vì sao không đúng?

a. Không được dùng dấu hỏi chấm

Chữa: Thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật.

b. Không được dùng dấu chấm than

Chữa: Thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật.

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1, 2

Trả lời câu 1 (trang 151 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp:

- Tuy rét…bờ sông Lương.

- Mùa xuân…đen xám.

- Trên những bãi đất phù sa…đã đến.

- Những buổi chiều…tỏa khói.

- Những ngày mưa phùn…trắng xóa.

Trả lời câu 2 (trang 151 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đoạn đối thoại có dấu chấm hỏi dùng chưa đúng:

Sau “chưa” phải là dấu chấm. (Đây là câu trần thuật).

Sau “như vậy” phải là dấu chấm. (Đây là câu trần thuật).

Câu 3, 4

Trả lời câu 3 (trang 152 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đặt dấu chấm than vào cuối câu:

- Động Phong Nha…của nước ta!

Trả lời câu 4 (trang 152 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đặt dấu câu thích hợp:

Mày nói gì(?)

Lạy chị, em có nói gì đâu(!)

Rồi Dế Choắt lủi vào(.)

Chối hả(?) Chối này(!) Chối này(!)

Mỗi câu chối này …mỏ xuống (.)


Cùng chủ đề:

Soạn bài Ôn tập Tiếng Việt - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Ôn tập truyện dân gian - Ngữ văn 6 tập 1 - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Ôn tập truyện và kí - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Ôn tập văn miêu tả - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Phó từ - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Phương pháp tả cảnh - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Phương pháp tả người - Ngắn gọn nhất