Soạn bài Ôn tập về thơ - Ngữ văn 9 tập 2 (chi tiết)
Soạn bài Ôn tập về thơ trang 89 SGK Văn 9 tập 2. Câu 3. Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện của tình cảm mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng.
Câu 1
Câu 1 (trang 89 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại đã học trong sách Ngữ văn 9 (cả hai tập) theo mẫu dưới đây:
Trả lời:
Câu 2
Câu 2 (trang 89 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Các tác phẩm thơ thống kê ở trên đều là thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Em hãy ghi lại tên các bài thơ theo từng giai đoạn dưới đây:
a) Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
b) Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 - 1964).
c) Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 - 1975).
d) Giai đoạn từ sau 1975.
Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người?
Trả lời:
Sắp xếp các bài thơ Việt Nam đã học theo giai đoạn lịch sử:
- 1945-1954: Đồng chí
- 1954-1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò.
- 1964-1975: Bài thơ vể tiểu dội xe không kính, Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ.
- Sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.
Các tác phẩm thơ kể trên đã thể hiện hình ảnh đất nước và con người Việt Nam suốt một thời kì lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám qua nhiều giai đoạn:
* Hai cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mĩ gian khổ nhưng dũng cảm, anh hùng.
* Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những mối quan hệ tốt đẹp của con người.
- Đặc biệt là đã thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động, thay đổi lớn lao sâu sắc
+ Yêu nước, yêu quê hương.
+ Tình đồng chí, gắn bó với cách mạng, yêu kính Bác Hồ.
+ Tình mẹ con, bà cháu...
Câu 3
Câu 3 (trang 90 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện của tình cảm mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng.
Trả lời:
- Giống nhau: Các bài thơ đều ngợi ca tình mẹ con thắm thiết rất đỗi thiêng liêng, đều vận dụng lời ru, điệu ru con của người mẹ.
- Khác nhau:
+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ thể hiện sự gắn bó, thống nhất tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó thủy chung với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ Tà-ôi trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, ác liệt ở chiến khu Tây Thừa Thiên thời chống Mĩ.
+ Con cò khai thác phát triển từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru.
+ Mây và sóng của Ta-go hóa thân vào lời trò chuyện hết sức hồn nhiên, ngây thơ của chú bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Mẹ đối với trẻ thơ là vẻ đẹp, là niềm vui, là sự hấp dẫn sâu xa, bất tận hơn hết thảy mọi sự hấp dẫn khác trong vũ trụ này.
Câu 4
Câu 4 (trang 90 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng.
Trả lời:
- Giống nhau: Đều viết về người lính cách mạng với những vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn nhưng ba bài thơ.
- Khác nhau:
+ Đồng chí là hình ảnh của những người lính ở thời kì đầu cuộc kháng Pháp. Họ xuất thân từ nông dân, nơi những làng quê nghèo khó, đã tự nguyện và hăng hái lên đường chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dựa trên cơ sở cùng một cảnh ngộ, cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn và nhất là cùng một lí tưởng chiến đấu. Bài thơ thể hiện đặc sắc vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ớ người lính cách mạng.
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính là hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ. Họ rất dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm, hiên ngang tiến tới với niềm lạc quan và ý chí kiên cường. Một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời chống Mĩ.
+ Ánh trăng nói về nghĩ suy của người lính khi đã đi qua rồi cuộc chiến tranh nay sống êm ấm trong thành phố, trong hòa bình. Bài thơ này gợi lại bao kỉ niệm đã qua gắn bó người lính với đồng đội, với đất nước trong những ngày tháng cũ gian lao để từ đó nhắc nhớ về đạo lí nghĩa tình thủy chung sau trước.
Câu 5
Câu 5 (trang 90 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Con cò (Chế Lan Viên).
Trả lời:
So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ:
+ Bài Đoàn thuyền đánh cá chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng phóng đại.
+ Ánh trăng chủ yếu dùng bút pháp gợi tả không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng.
+ Mùa xuân nho nhỏ : Sử dụng hình tượng thơ đẹp, giàu hình ảnh, nhạc điệu, bộc lộ cái “tôi”.
+ Con cò : bút pháp tượng trưng chủ yếu, vận dụng lời ru và hình ảnh con cò ca dao.
Câu 6 (trang 90 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.
Bài làm:
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang di du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kì niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Hình ảnh chờn vờn gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và tỏa sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua biết mấy nắng mưa. Từ đó hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nửa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan tỏa toàn bài thơ.