Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà siêu ngắn
Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh siêu ngắn nhất trang 5 SGK ngữ văn 9 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
ND chính
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. |
Bố cục
- Bố cục: 3 đoạn
+ Đoạn 1 (Từ đầu … đến " rất hiện đại "): Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
+ Đoạn 2 (Tiếp theo … đến " hạ tắm ao "): Những biểu hiện cụ thể của phong cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống và làm việc.
+ Đoạn 3 (Còn lại): Khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh.
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Hồ Chí Minh có một vốn hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
- Người có vốn tri thức văn hóa sâu rộng vì:
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài
+ Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau
+ Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm
+ Tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Lối sống của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao:
+ Giản dị mà không kham khổ.
+ Giống như các nhà hiền triết xưa.
+ Đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:
- Nơi ở và nơi làm việc: đơn sơ.
- Trang phục: giản dị.
- Tư trang: ít ỏi.
- Ăn uống: đạm bạc.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử.
Luyện tập
Trả lời câu hỏi (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Bài học về sự tiết kiệm
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khỏe Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khỏe Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.
Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Nguồn: Sưu tầm