Soạn bài Thề nguyền ngắn gọn nhất
Soạn bài Thề nguyền Ngữ văn 10 tập 2 ngắn gọn nhất, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài.
Câu 1
Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Nhận xét về hàm nghĩa của các từ vội, xăm xăm, băng:
- Vội: hành động vội vã thể hiện tâm trạng háo hức, nóng lòng đi gặp Kim Trọng.
- Xăm xăm: thể hiện tâm thế chủ động, quyết đoán.
- Băng: tư thế đẹp và bay bổng của cô thiếu nữ tìm đến với tình yêu.
=> Những hành động chủ động, dứt khoát tự tìm đến với tình yêu của Thúy Kiều, một hình ảnh độc đáo và đẹp đẽ vượt lên trên những ràng buộc lễ giáo hà khắc của chế độ phong kiến xưa.
Câu 2
Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Không gian của cuộc thề nguyền:
- Không gian bên ngoài tràn ngập ánh trăng sáng: gương giọi đầu cành, vừng trăng vằng vặc giữa trời.
- Thư phòng lung linh ánh nến, đậm đà mùi hương: Đài sen nối sáp lò đào thêm hương.
- Vật đính ước và thề nguyền: tiên thề (tờ giấy để viết lời thề), tóc mây và dao vàng.
=> Không gian thơ mộng, thiêng liêng, có mặt trăng ánh nến chứng giám, có lời thề nguyện được ghi lại và có vật đính ước khắc cốt ghi tâm. Trong đó, hai nhân vật đều rất đỗi trân trọng, nâng niu, đồng điệu với nhau và giữ gìn lễ nghi trong sáng.
Câu 3
Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Liên hệ với đoạn trích Trao duyên để thấy tính chất logic nhất quán trong quan niệm tình yêu của Thúy Kiều:
- Có cuộc thề nguyền thì mới có những kỉ vật trao cho Thúy Vân. Tình yêu Kim – Kiều có gắn bó, mang màu sắc tâm linh (vầng trăng chứng giám). Kiều chân thành, tôn thờ và thủy chung với tình yêu. Nàng dám nghĩ, dám sống và cũng dám hi sinh vì tình yêu. Đó là quan niệm mới mẻ trong văn học trung đại mà Nguyễn Du thể hiện thông qua Kiều.
- V ì tình yêu thiêng liêng, sâu nặng như thế nên khi phải chọn chữ hiếu, hi sinh chữ tình, Kiều vẫn tìm cách để cố gắng thực hiện lời thề nguyện bằng cách trao duyên, nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- 14 câu đầu : Kiều trở lại nhà Kim Trọng.
- 8 câu còn lại : Cảnh thề nguyền Kim – Kiều.
ND chính
Miêu tả một tình yêu cao đẹp và thiêng liêng đồng thời thể hiện quan niệm về tình yêu mới mẻ của Nguyễn Du. |