Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 6 ngắn nhất tập 1 bài Thứ tự kể trong văn tự sự. Câu 1. Em hãy tóm tắt truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”?
Phần I
TÌM HIỂU THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
Trả lời câu 1 (trang 97 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
* Tóm tắt truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”:
- Ông lão đánh cá sau nhiều lần kéo lưới, ông bắt được một con cá vàng.
- Cá vàng xin ông lão tha mạng và hứa sẽ đền đáp.
- Ông lão thả cá
- Về nhà, ông lão kể cho vợ, mụ nổi cáu và bắt ông đi tìm cá vàng đòi: máng lợn, nhà cao rộng, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng và làm Long Vương.
- Mụ bị trừng phạt vì tội tham lam và bội bạc trở lại với cái túp lều nát và cái máng sứt.
* Các sự việc trong truyện đều được kể theo trình tự thời gian.
* Hiệu quả của việc kể đó: sẽ làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ và dễ theo dõi.
Trả lời câu 2 (trang 97 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Các sự việc trong truyện không kể theo trình tự thời gian mà theo dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, kể theo ngôi thứ 3. Trước hết kể hiện tại – quá khứ - hiện tại.
- Kể theo thứ tự này làm cho câu chuyện trở nên phong phú, khách quan như thật.
Phần II
LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 98 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
- Kể theo trình tự: mạch hồi nhớ của nhân vật kể chuyện.
- Kể theo ngôi thứ nhất.
- Hồi tưởng đóng vai trò là chất keo kết dính, xâu chuỗi các sự việc quá khứ, hiện tại với nhau.
Trả lời câu 2 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Cho đề văn “Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa”.
Lập dàn bài: Em về quê nội ở Hải Dương (Kể theo ngôi thứ nhất).
1. Mở bài: Giới thiệu qua về nơi em được đến đó là Hải Dương (trong kì nghỉ hè)
2. Thân bài:
- Không gian, thời gian: đường về thế nào? (sạch, đẹp và rợp bóng cây).
- Miêu tả những nét đẹp cơ bản nhất của quê: cây đa đầu làng, bến nước…
- Những kỉ niệm thân thuộc thuở nhỏ: cây cầu tre là nơi chúng tôi hay chơi ai đi nhanh hơn, cánh đồng là nơi chăn trâu, thả diều.
- Xúc cảm khi về quê cũng như lúc chia tay: lúc đến cảm xúc vui sướng vì ở quê rộng rãi, thoải mái và nhiều hoa quả trong vườn; khi về thì lưu luyến, không muốn xa.
3. Kết bài: Thể hiện tình cảm sâu nặng đối với quê hương.