Soạn bài Thực hành đọc Prô - Mê - Tê bị xiềng SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn — Không quảng cáo

Soạn văn 11, ngữ văn 11 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch


Soạn bài Thực hành đọc Prô-mê-tê bị xiềng SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn

Tìm hiểu thêm truyện kể về thần Prô-mê-tê (Prométhée) trong thần thoại Hy Lạp. Chỉ ra đặc điểm tính cách của nhân vật Prô-mê-tê được bộc lộ qua lời thoại của chính nhân vật này.

Câu 1

Câu 1 (trang 152, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tìm hiểu thêm truyện kể về thần Prô-mê-tê (Prométhée) trong thần thoại Hy Lạp.

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin từ sách, báo, internet,...

Lời giải chi tiết:

Thần Prô-mê-tê (Prométhée) là một vị thần khổng lồ và ông chính là người tạo ra loài người. Ông là con trai của Iapetus và Themis, anh em của Atlas, Epimetheus và Menoetius.

Prô-mê-tê đã ăn cắp ngọn lửa tử thần Helios và trao nó cho nhân loại. Zeus đã trừng phạt ông bằng cách buộc ông vào tảng đá và để cho con đại bàng ăn gan ông hàng ngày, nhưng lá gan cứ bị ăn vào ban ngày và tái sinh vào ban đêm. Cuối cùng, Prô-mê-tê đã được Heracles giải thoát khi làm nhiệm vụ tìm kiếm những quả táo vàng.

Xem thêm cách soạn khác

Câu 2

Câu 2 (trang 152, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chỉ ra đặc điểm tính cách của nhân vật Prô-mê-tê được bộc lộ qua lời thoại của chính nhân vật này.

Phương pháp giải:

Chú ý vào lời thoại của nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Prô-mê-tê là một người đa sầu, đa cảm, chính bản thân Prô-mê-tê cũng bị đặt trong tình thế khó.

Prô-mê-tê cũng là một vị thần tốt, lo nghĩ cho dân chúng. Vì biết trước được tương lai nhờ vào lời tiên đoán và muốn giúp mọi người tránh được cảnh lầm than, ngài đã đưa ra quyết định chống lại Dớt nhằm đổi lại nhiều lợi ích cho nhân loại hơn.

Dù vậy, ngài vẫn biết rằng mình đã phạm sai lầm và chấp nhận hình phạt đầy đau đớn về thể xác, dai dẳng nhưng Prô-mê-tê vẫn không hối hận về những việc mình đã làm, bởi những hành động đi ngược lại với Dớt của ngài đã giúp đỡ rất nhiều cho nhân loại.

Xem thêm cách soạn khác

Câu 3

Câu 3 (trang 152, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu thông điệp chính của văn bản.

Phương pháp giải:

Chú ý vào lời độc thoại của nhân vật để suy ra thông điệp của văn bản.

Lời giải chi tiết:

Thông điệp chính của văn bản là con người phải luôn hướng về lẽ phải, không nên vì cái lợi trước mắt mà bỏ đi lý tưởng của chính mình, dù cho hậu quả phải gánh chịu có là gì. Đó là sức mạnh, là tinh thần chiến đấu, phản kháng mạnh mẽ, không đầu hàng hay khuất phục trước số phận bất hạnh.

Xem thêm cách soạn khác


Cùng chủ đề:

Soạn bài Thực hành đọc Cây diêm cuối cùng SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Thực hành đọc Cải ơi SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Thực hành đọc Chí khí anh hùng SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Thực hành đọc Mộng đắc thái liên SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Thực hành đọc Nàng Ờm nhắn nhủ SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Thực hành đọc Prô - Mê - Tê bị xiềng SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Thực hành đọc Thời gian SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Thực hành đọc Tiếp xúc với tác phẩm SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Tôi có một ước mơ SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Trao duyên SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Tràng giang SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn