Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - siêu ngắn
Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì
Xem thêm:
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2 (chi tiết)
- Soạn bài Tiếng gà trưa (chi tiết)
Câu 1
Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Xác định các cặp từ trái nghĩa và chỉ ra tác dụng
Lời giải chi tiết:
- “Còng” với “thẳng”
- “Xanh rờn” với “bạc trắng”
- “Cao” với “thấp”
- “Giời” với “đất”
→ Tác dụng: làm nổi bật sự tương phản giữa hình ảnh người mẹ và hàng cau quen thuộc => làm rõ hơn tuổi già và sự gầy mòn của người mẹ theo năm tháng.
Câu 2
Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Chỉ ra biện pháp so sánh và phân tích tác dụng của nó
Lời giải chi tiết:
- Miêu tả: gợi lên hình ảnh người mẹ già héo hắt, gầy guộc như miếng cau khô.
- Biểu cảm: thể hiện tình cảm xót thương của người con khi thấy mẹ ngày một già đi
Câu 3
Câu 3 (trang 49, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Chỉ ra vai trò của câu hỏi “Sao mẹ ta già?” đối với việc thể hiện tình cảm tác giả.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” giúp bộc lộ cảm xúc bâng quơ, ngẩn ngơ, bần thần của người con trước sự già đi quá nhanh của mẹ
Câu 4
Câu 4 (trang 49, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc lại bài thơ Ông đồ, chỉ ra các câu hỏi và vai trò của chúng
Lời giải chi tiết:
Các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ:
- Người thuê viết nay đâu?
- Hồn ở đâu bây giờ?
→ Thể hiện sự nuối tiếc hoài niệm khi tận mắt chứng kiến một tục lệ, một nét văn hóa đẹp dần trôi vào dĩ vãng.