Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 6 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 7, ngữ văn 7 cánh diều Bài 6. Truyện ngụ ngôn và tục ngữ


Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 6 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết

Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì?

Câu 1

Câu 1 (trang 9, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a)                                  Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

(Tục ngữ)

b)                                 Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn.

(Tục ngữ)

e)                                                              Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

(Ca dao)

Phương pháp giải:

Xác định biện pháp nói quá và chỉ ra tác dụng.

Lời giải chi tiết:

a. Nói “ chưa nằm đã sáng - chưa cười đã tối ” là quá sự thật, là phóng đại mức độ và tính chất nội dung nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Hai câu đầu ngụ ý đêm tháng năm rất ngắn, ngày tháng mười rất ngắn. Câu cuối ngụ ý, lao động của người nông dân hết sức vất vả.

b. Nói “ tát Biển Đông cũng cạn” là nói quá sự thật vì nước biển Đông rất lớn, không thể tát cạn. Biện pháp tu từ nói quá nhằm phóng đại mức độ, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm. Câu nói ngụ ý rằng vợ chồng hòa thuận sẽ làm nên sức mạnh to lớn.

c. Nói “ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ” là nói quá vì mồ hôi không thể nhiều được như mưa. Biện pháp nói quá trong câu này đã phóng đại mức độ để nhấn mạnh, gây ấn tượng về nỗi cực nhọc của người nông dân, qua đó tăng sức biểu cảm cho câu ca dao, nhắc nhở mọi người hãy quý trọng công sức lao động của người lao động.

Câu 2

Câu 2 (trang 10, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Tìm cách nói quá tương ứng với cách nói thông thường:

Cách nói quá

Cách nói thông thường

1) nghìn cân treo sợi tóc

a) rất hiền lành

2) trăm công nghìn việc

b) yếu quá, không quen lao động chân tay

3) hiền như đất

c) rất bận

4) trói gà không chặt

d) ở tình thế vô cùng nguy hiểm

Phương pháp giải:

Đọc kỹ từng câu để tìm ra cách nói tương ứng.

Lời giải chi tiết:

1 – d;

2 – c;

3 – a;

4 – b;

Câu 3

Câu 3 (trang 10, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Xác định biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh trong những câu sau. Cách nói giảm - nói tránh trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng

a)

Có người thợ dựng thành đồng

Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi!

(Thu Bồn)

b)

Ông mất năm nao, ngày độc lập

Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao

Bà “về” năm đói, làng treo lưới

Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào...

(Tố Hữu)

c) Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yếu đã khuất núi. (Tô Hoài)

Phương pháp giải:

Xác định biện pháp nói giảm nói tránh và chỉ ra tác dụng

Lời giải chi tiết:

Tác giả dùng các từ “yên nghỉ”, “mất”, “về”, “khuất núi” khi nói về cái chết để giảm nhẹ, tránh đi phần nào đau buồn.

Câu 4

Câu 4 (trang 10, SGK Ngữ văn 7 tập 2):

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về một chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm - nói tránh.

Phương pháp giải:

Chọn một chủ đề tự do và viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm - nói tránh.

Lời giải chi tiết:

Lan và tôi rất thân nhau, tôi vẫn hay đùa rằng bạn ấy cao như cây chuối hột. Dù trên lớp hay ở nhà, hầu như lúc nào chúng tôi cũng dính với nhau như hình với bóng. Làm bài tập cùng nhau, chơi thể thao cùng nhau, xem phim cùng nhau. Cô giáo và các bạn trong lớp hay đùa rằng chúng tôi là chị em song sinh. Tháng vừa rồi, bố Lan chuyển công tác đột xuất nên gia đình bạn phải chuyển đi nơi khác. Ngày bạn lên đường theo gia đình đi xa tôi chỉ biết chúc bạn bình yên mà nước mắt rơi như mưa. Sau này, dù có phải đi lên đến tận trời, tôi cũng sẽ nhất định tìm gặp lại bạn.

=> Biện pháp tu từ nói quá: cao như cây chuối hột


Cùng chủ đề:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 4 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 5 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 6 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 7 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 8 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Tiếng gà trưa SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Chi tiết