Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 6 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 8, ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 6. Tình yêu Tổ quốc


Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 6 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết

Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này

Câu 1

Câu 1 (trang 12, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

(Hồ Chí Minh, Lòng yêu nước của nhân dân ta )

b. Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Đã sáng lại trời thu tháng Tám.

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm nhận biết của biện pháp tu từ đảo ngữ

Lời giải chi tiết:

a. Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước”.

Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

b. Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.

Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

Câu 2

Câu 2 (trang 12, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc lại bài thơ Nam quốc sơn hà và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định câu hỏi tu từ có trong bài thơ này.

b. Nhận xét hiệu quả của câu hỏi tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung của bài thơ.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về câu hỏi tu từ.

Lời giải chi tiết:

a. Câu hỏi tu từ: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” - “ Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?”

b. Tác dụng: để nhấn mạnh hành động ngang tàng, bạo ngược của giặc ngoại xâm và thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ của người viết.

Câu 3

Câu 3 (trang 12, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Câu hỏi dưới đây có phải là câu hỏi tu từ không? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?

Có ai, một buổi sáng mùa thu, ngồi nhìn ra đường phố, thấy những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán mà không nghe thấy lòng rộn rã yêu đương?

(Vũ Bằng, Cốm Vòng )

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về câu hỏi tu từ

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi trên là câu hỏi tu từ vì câu hỏi này không nhằm tìm kiếm câu trả lời mà dùng để bộc lộ tình cảm thiết tha của người viết dành cho cốm làng Vòng.

Câu 4

Câu 4 (trang 12, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Phương pháp giải:

Nhớ lại ấn tượng của em sau khi đọc bài thơ. Chú ý sử dụng một câu hỏi tu từ.

Lời giải chi tiết:

“Qua đèo ngang” là một bài thơ đặc sắc của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh Đèo Ngang hùng vĩ, hoang sơ và rợn ngợp với sức sống le lói, yếu ớt. Qua đó, bài thơ thể hiện một nỗi buồn thời thế, hoài niệm và nỗi nhớ nhà da diết, sự cô đơn trong trái tim của người thi sĩ. Một tấm tình cô đơn có ai chia sẻ,có ai thấu hiểu và tình cảm tác giả gửi vào cảnh thiên nhiên, trời đất?

Câu hỏi tu từ: “Một tấm tình cô đơn có ai chia sẻ, có ai thấu hiểu và tình cảm tác giả gửi vào cảnh thiên nhiên, trời đất?” giúp thể hiện tâm trạng cô đơn của nhân vật trữ tình trong cảnh nước mất nhà tan.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 4 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 5 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 6 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 7 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 8 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì? SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết