Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 11, ngữ văn 11 Cánh Diều Bài 6: Thơ


Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - chi tiết

Xác định và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ thể hiện trong những từ ngữ in đậm ở khổ thơ. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ. Những biện pháp tu từ ấy có tác dụng biểu đạt như thế nào trong một bài thơ có yếu tố tượng trưng?

Câu 1

Câu 1 (trang 44, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Xác định và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ thể hiện trong những từ ngữ in đậm ở khổ thơ.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ về những kiến thức về các biện pháp tu từ để chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ nhân hóa “…nàng trăng tự ngẩn ngơ ”: Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa nhằm khắc họa tính cách của trăng y hệt như một người con gái đang suy nghĩ điều gì để rồi tự "ngẩn ngơ".

- Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “ Đã nghe rét mướt… ”. Việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tác giả đã chuyển xúc giác sang thính giác để nghe "lời thu nói".

→ Làm cho khổ thơ thêm sinh động và hấp dẫn.

Câu 2

Câu 2 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ. Những biện pháp tu từ ấy có tác dụng biểu đạt như thế nào trong một bài thơ có yếu tố tượng trưng?

Phương pháp giải:

Gợi nhớ về những kiến thức về các biện pháp tu từ để chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ so sánh “ Sông Đáy chảy vào đời tôi như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ… ”; “… như người bước hụt ”; “…như một tiếng nấc ”; “… như cát bên bờ ”.

- Biện pháp tu từ nhân hóa “Cơn mơ vang lên…”.

- Biện pháp tu từ điệp ngữ “ âm thầm”; “Sông Đáy ơi ”.

→ Tác dụng: Làm cho bài thơ thêm sinh động hấp dẫn, bộc lộ cảm xúc chân thực trong bài thơ có yếu tố tượng trưng.

Câu 3

Câu 3 (trang 44, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích tác dụng của câu hỏi tu từ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ về những kiến thức về các biện pháp tu từ để chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ là: Nếu ở khổ 1 khổ 2 là những câu hỏi tu từ mang sự bí ẩn, gây tò mò một chút trách móc những kết lại bài thơ bằng câu thơ cuối là câu hỏi tu từ bộc lộ rõ sự thất vọng khi tình yêu không trọn vẹn. Đồng thời làm cho bài thơ thêm chặt chẽ, sinh động và hấp dẫn hơn.

Câu 4

Câu 4 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh và lặp cấu trúc trong bài thơ Tình ca ban mai của nhà thơ Chế Lan Viên.

Phương pháp giải:

Nhớ về những kiến thức về các biện pháp tu từ để chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng: Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân vật trữ tình em. Em đến mang lại sức sống mãnh liệt cho thiên nhiên đất trời, em về làm cho chim vườn bay hết, em ở khiến trời cũng trong xanh hơn. Đồng thời làm cho câu thơ có tính nhạc, có nhịp điệu hấp dẫn, thu hút người đọc.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Sông Đáy SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thề nguyền và vĩnh biệt SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thương nhớ mùa xuân SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 75 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - Chi tiết