Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 7, ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành


Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết

Chỉ ra thuật ngữ trong những câu sau và cho biết dựa vào đâu em xác định như vậy.

Câu 1

THUẬT NGỮ

Câu 1 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Chỉ ra thuật ngữ trong những câu sau và cho biết dựa vào đâu em xác định như vậy.

a. Sam, ông chợt nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn này khi nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta

b. Từ hôm đó, được thúc đẩy bởi một sứ mệnh có tính chất mặc khải, ông đi sâu nghiên cứu triết học, và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại

c. Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước

d. Thời nay, với sự xuất hiện của in-tơ-nét và sách điện tử, cách đọc cũng đa dạng: đọc không chỉ là nhìn vào trang giấy và chữ in mà còn nhìn vào màn hình chiếu sáng

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của bản thân về thuật ngữ hoặc tìm kiếm các cụm từ cố định theo lĩnh vực để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a, Thuật ngữ: ngụ ngôn => dùng để chỉ một thể loại văn học

b, Thuật ngữ: triết học => chỉ một ngành khoa học

c, Thuật ngữ: văn hóa => chỉ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra

d, Thuật ngữ: in -tơ - nét => chỉ một lĩnh vực của công nghệ thông tin

=> Căn cứ: các đơn vị trên đều thuộc về một lĩnh vực, một ngành cụ thể. Đó là cơ sở đáng tin cậy để ta xác định các đơn vị đó là thuật ngữ.

Câu 2

Câu 2 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Hãy tra từ điển hoặc các loại tài liệu thích hợp để tìm hiểu nghĩa của các thuật ngữ đã tìm được ở bài tập 1

Phương pháp giải:

Em tra nghĩa của thuật ngữ trong từ điển thuật ngữ Việt Nam để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Thuật ngữ

Nghĩa

Ngụ ngôn

Thể loại văn học, dùng văn xôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện loài vật để nói về việc đời nhằm dẫn đến những kết luận về đạo lí, kinh nghiệm sống.

Triết học

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.

Văn hóa

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v.

In -tơ - nét

Hệ thống các mạng máy tính được nối với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như tìm đọc thông tin từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin

Câu 3

Câu 3 (trang 64,65 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Trong các từ ngữ in đậm ở những cặp câu dưới đây, trường hợp nào là thuật ngữ, trường hợp nào là từ ngữ thông thường? Cho biết căn cứ để xác định như vậy.

a. Cặp câu thứ nhất:

- Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc

- Trong một bài hát hay bản nhạc, phần được lặp lại nhiều lần khi trình diễn gọi là điệp khúc

b. Cặp câu thứ hai:

- Trong thời đại ngày nay, con người đã biết tận dụng các nguồn năng lượng

- Đọc sách là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần

c. Cặp câu thứ ba:

- Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc

- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức về thuật ngữ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Những từ in đậm trong các câu sau là thuật ngữ:

+ Trong một bài hát hay bản nhạc, phần được lặp lại nhiều lần khi trình diễn gọi là điệp khúc .

+ Trong thời đại ngày nay, con người đã biết tận dụng các nguồn năng lượng .

+ Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.

=> Căn cứ: dựa vào các câu có sử dụng những từ đó. Đó là những câu có tính chất định nghĩa, thuộc về một về một lĩnh vực nhất định. Các từ điệp khúc, năng lượng, bản đồ chỉ có một nghĩa, thuộc về chuyên môn

- Những từ in đậm trong các câu sau là từ ngữ thông thường:

+ Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc

+ Đọc sách là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần

+ Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc

=> Căn cứ: các từ trên đều được dùng theo nghĩa chuyển.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 59 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 83 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết