Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn — Không quảng cáo

Soạn văn 6 siêu ngắn, Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống, tổng hợp văn mẫu hay nhất Bài 4: Quê hương yêu dấu


Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 92 siêu ngắn SGK ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập

Câu 1

Từ đồng âm và từ đa nghĩa

Câu 1 (trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về từ đa nghĩa và từ đồng âm.

Lời giải chi tiết:

- Các từ “bóng” trong câu trên là từ đồng âm.

- Giải thích các từ "bóng" trong ba câu được cho:

a. Bóng (bóng ngả trăng nghênh): hình ảnh, "gương" phản chiếu của sự vật (bóng ánh trăng).

b. Bóng (bóng lăn): vật thể có dạng tròn, hình cầu được dùng trong thể thao, với mục đích hoạt động để con người tung hứng, đá,...

c. Bóng (đánh véc-ni thật bóng): sự bóng bẩy, hào nhoáng, trau chuốt, sáng bóng.

Câu 2

Câu 2 (trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các trường hợp chứa từ ngữ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Phân biệt nghĩa của các từ in đậm trong các câu được cho:

a.

- Đường (đường lên xứ Lạng): chỉ con đường, địa danh, địa điểm.

- Đường (nguyên liệu để làm đường): là hợp chất hóa học, dùng để chế biến hoặc thêm vào thực phẩm.

b.

- Đồng (đứng bên tê đồng, ngó bên tê đồng): cánh đồng quê hương bát ngát, mênh mông.

- Đồng (hai mươi nghìn đồng): đơn vị tiền tệ chính thức của nước Việt Nam

=> Đây là các từ đồng âm khác nghĩa.

Câu 3

Câu 3 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các trường hợp đã cho.

Lời giải chi tiết:

- Nghĩa của từ trái trong ba dòng được cho có liên quan với nhau về mặt ý nghĩa.

- Có nghĩa giống nhau (là danh từ), chỉ danh xưng của một sự vật (quả xoài, quả bóng, quả núi).

Câu 4

Câu 4 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức từ đồng âm, từ đa nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Xác định từ đồng âm và từ đa nghĩa:

- Từ đa nghĩa: “cổ cao” và “cao cổ” chỉ một bộ phận của cơ thể, phần đầu của các bộ phận.

- Từ đồng âm: cổ (phố cổ) sự cổ kính, rêu phong, đã cũ.

Câu 5

Câu 5 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu ca dao trên.

Lời giải chi tiết:

- Nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non: tình cảm yêu thương đong đầy, sâu nặng, chất chứa từ lâu.

- Một số từ ngữ có từ nặng được dùng với nghĩa khác: nặng nhọc, nặng trịch, nặng trĩu.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 74 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn
Soạn bài Trái Đất - Cái nôi của sự sống SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn
Soạn bài Trái Đất SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn